Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 28: THẦN KINH, GIÁC QUAN VÀ SỰ THÍCH NGHI CỦA CƠ THỂ (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được vai trò của HTK trong việc đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động của cơ thể, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường. - Mô tả được đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. - Nêu được cấu tạo các bộ phận cơ bản của HTK và giác quan. - Trình bày được chức năng của các bộ phận thần kinh và giác quan. - Nêu được các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh và giác quan. 2. Kĩ năng - Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích. 3. Thái độ - Ứng dụng được những kiến thức về thần kinh và giác quan trong việc phòng chống các bệnh, tật về thần kinh và giác quan. 4. Các năng lực, phẩm chất - Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn về về sức khỏe có liên quan đến hệ thần kinh và giác quan - Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Tìm hiểu các đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh - Tìm hiểu cấu tạo của não bộ, tủy sống, cung phản xạ - Hệ thần kinh dinh dưỡng là gì? - Cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích - Chức năng của các tổ chức thần kinh III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên + Các tranh câm: Cấu tạo và chức năng của no, cấu tạo của tủy sống, cung phản xạ. + Cấu tạo trong của não bộ, cấu tạo trong của tai và mắt. 2. HS Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ 3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cấu tạo, vai trò của hệ thần kinh, sự thích nghi của cơ thể. 2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống 4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ 5. KT: giao nhiệm vụ, động não... GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của HTK và các giác quan 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác Hoạt động 1: Chú thích tranh câm GV giao NV cho nhóm: HĐ trong thời gian 5 phút điền chú thích H28.1, trả lời câu hỏi và hoàn thành BT điền từ. + Nhóm HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ GV giao (5 phút) + GV mời đại diện nhóm HS chia sẻ, nhóm HS khác NX. HS: Đại diện nhóm HS chia sẻ trước lớp + Nhóm HS khác NX. GV chốt KT: ? Nêu chức năng của hệ TK và giác quan? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt KT + Yêu cầu học sinh học đoạn thông tin đã điền. B. Hoạt động hình thành kiến thức - Hệ thần kinh gồm: 1- Não bộ 2- Tủy sống 3-Hạch thần kinh 4- Dây thần kinh - Các giác quan gồm: Thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác - đây là cơ quan phân tích. - 5 giác quan được gọi là cơ quan phân tích vì chúng giúp con người nhận biết được tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên trong cơ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh 1. Mục tiêu: HS nắm được đơn vị cấu tạo lên hệ thần kinh là các nơron, cấu tạo của các nơron 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác GV treo tranh câm. + Giao NV cho nhóm: QS H28.3 SGK thảo luận nhóm điền chú thích. HS: Các nhóm quan sát H 28.3 SGK thảo luận nhóm điền chú thích. + GV mời HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét. + Đại diện nhóm phát biểu, HS nhóm khác NX và bổ sung. GV: chốt kiến thức, sau đó đặt câu hỏi: ? Mô tả cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh (noron)? HS trả lời và chốt được trong vở 1. Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh - Đơn vị cấu tạo của hệ TK là nơron: Gồm thân chứa nhân, quanh thân là sợi nhánh, sợi trục được bao quanh bởi bao mielin tận cùng là các cúc ximap - Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung TK. Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của não bộ 1. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của não bộ 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác GV: giao NV cho cặp đôi trong 3 phút điền chú thích H28.4, 28.5 HS: Cặp đôi quan sát tranh câm điền chú thích + Đại diện cặp lên báo cáo kết quả. Cặp khác NX cho bạn. Sau đó GV hỏi: ? Vị trí và Cấu tạo của não bộ? + GV mời HS phát biểu, HS khác NX. HS chốt được trong vở 2. Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của não bộ H 28.4: 1- Đại não 4- Hành não 2- Hộp sọ 5- Tủy sống 3- Đồi thị 6-Tiểu não H 28.5: 1- Thể chai 6- Tủy sống 2- Vùng dưới đồi 7-Hành não 3- Đồi thị 8-Cầu não 4- Củ não sinh tư 9- Cuống não 5- Tiểu não 10 – Tuyến yên * Cấu tạo của não bộ Não bộ nằm trong hộp sọ gồm đại não, não trung gian (gồm đồi thị và vùng dưới đồi), trụ não (não giữa là củ não sinh tư và cầu não, cầu não và hành tủy) tiểu não nằm sau trụ não. Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của tủy sống 1. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của tủy sống 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác GV giao NV cho nhóm: Điền chú thích vào các phần của tủy sống và nêu cấu tạo tủy sống. HS: hoạt động nhóm điền từ thích hợp vào chỗ chấm tử đó nêu cấu tạo tủy sống. GV mời HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét. HS: Đại diện HS phát biểu, HS khác nhận xét. GV: Chốt KT 3. Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của tủy sống H 28.6 1-Đại não 6- Hộp sọ 2- Đồi thị 7-Tủy sống 3- Vùng dưới đồi 8-Cột sống 4- Trụ não 9- Nón tủy 5- Tiểu não 10-Rễ tủy - Tủy sống nằm trong cột sống phía trên tiếp giáp với hành tủy, phía dưới là nón tủy, tận cùng là rễ tủy. Từ tủy sống xuất phát ra 31 đôi dây TK tủy. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân 3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề 5. KT: đặt câu hỏi, công não GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT 1 hoạt động luyện tập HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập Noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Mỗi notron gồm 1 thân, nhiều sợi nhánh và 1 sợi trục. Sợi trục thường có bao mielin. Tận cùng của sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa noron này với noron khác hoặc với cơ quan trả lời. Noron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về phản xạ của cơ thể HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các bệnh liên quan đến hệ TK