Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 3 - Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH BÀI 3 -THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Học sinh thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi và trùng đế giày. - Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau. - Tranh trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa động vật và thực vật? - Nêu đặc điểm chung của động vật? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động tập thể: Báo cáo hoạt giáo viên giao về nhà ? Hãy kể tên các động vật nguyên sinh mà nhóm( tổ) đã sưu tầm được. Học sinh: trùng giày, trùng roi xanh ? Nhận xét về kích thước của chúng. Học sinh: Rất nhỏ ? Bằng cách nào chúng ta quan sát được các động vật này. Học sinh: Kính hiển vi B2: Giáo viên: Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo chỉ gồm một tế bào, có kích thước rất nhỏ chúng ta không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi. Bài học hôm nay chúng ta cùng quan sát một số động vật nguyên sinh qua các mẫu vật mà các em đã chuẩn bị. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV - HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Mục tiêu: học sinh tìm và quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô. Bước 1: Giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh tỉ mỉ vì đây là bài thực hành đầu tiên,và phân chia nhóm. học sinh làm việc theo nhóm đã phân công. - Giáo viên hướng dẫn các thao tác: + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình) + Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi. + Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ. + Quan sát H 3.1 SGK để nhận biết trùng giày. Học sinh: Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của giáo viên B2: Giáo viên kiểm tra ngay trên kính của các nhóm. - Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi nhận biết hình dạng trùng giày. - Giáo viên hướng dẫn cách cố định mẫu: Dùng la men đậy lên giọt nước có trùng, lấy giấy thấm bớt nước. - Học sinh vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày. B3: Giáo viên yêu cầu lấy một mẫu khác, học sinh quan sát trùng giày di chuyển - Học sinh quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển . ? Di chuyển theo kiểu tiến thẳng hay xoay tiến? B4: Giáo viên cho học sinh làm bài tập trang 15 SGK chọn câu trả lời đúng. - Học sinh dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên thông báo kết quả đúng để học sinh tự sửa chữa, nếu cần. Hoạt động 2: Mục tiêu: học sinh quan sát được hình dạng của trùng roi và cách di chuyển. B1: Giáo viên cho học sinh quan sát H 3.2 và 3.3 SGK trang 15. - Học sinh tự quan sát hình trang 15 SGk để nhận biết trùng roi. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm với cách lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày. - Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát. - Các nhóm nên lấy váng xanh ở nước ao hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi. B2: Giáo viên gọi đại diện một số nhóm lên tiến hành theo các thao tác như ở hoạt động 1. - Giáo viên kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm. B3: Giáo viên lưu ý học sinh sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu. - Nếu nhóm nào chưa tìm thấy trùng roi thì giáo viên hỏi nguyên nhân và cả lớp góp ý. B4: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập mục SGK trang 16. - Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên thông báo đáp án đúng: 1. Quan sát trùng giày - Di chuyển: Vừa tiến vừa xoay, có lông bơi 2. Quan sát trùng roi ( SGK/15-16) a. Quan sát ở độ phóng đại nhỏ b. Quan sát ở độ phóng đại lớn + Đầu đi trước + Màu sắc của hạt diệp lục. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích. - Viết thu hoạch nộp - Nhận xét giờ thực hành chấm điểm thực hành, Yêu cầu dọn vệ sinh lớp học. - Varem chấm bài thu hoạch: ý thức: 2 điểm, Dụng cụ:1 điểm, vệ sinh 2 điểm,bản trường trình 5 điểm. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu: - Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. ? Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích. Tìm ra các đặc điểm giống và khác. ? Nhận xét về môi trường sống của động vật nguyên sinh. Bằng cách nào em có thể tạo ra được môi trường có động vật nguyên sinh. 4. Dặn dò (1 phút) - Vẽ hình trùng giày, trùng roi và ghi chú thích. - Đọc trước bài 4. - Kẻ phiếu học tập “Tìm hiểu trùng roi xanh vào vở bài tập * Rút kinh nghiệm bài học: