Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... MỞ ĐẦU Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những động vật thường gặp ở địa phương và môi trường sống của chúng. Học sinh: B2: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời các vấn đề sau: 1. Nhận xét về sự đa dạng của chúng? 2. Vậy sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện ở những đặc điểm nào? 1. Chúng đa dạng vì chúng có nhiều loài. 2. Chúng đa dạng vì chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau. B3: Vì sao chúng lại đa dạng và phong phú chúng? B4: Ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay để trả hiểu rõ về vấn đề trên. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV - HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể Mục tiêu: học sinh nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, quan sát H 1.1 và 1.2 trang 5,6 . Hoạt động nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1. Sự phong phú về loài thể hiện như thế nào? 2. Hãy kể tên loài động vật trong một mẻ lưới kéo ở biển, tát một ao cá, đánh bắt ở hồ, chặn dòng nước suối nông? Bước 2: Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Yêu cầu phải nêu được: 1. Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu loài. + Kích thước của các loài khác nhau. 2. Dù ở ao, hồ hay sông suối đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh sống. - Kéo 1 mẻ lưới trên biển: Thu thập được rất nhiều loài động vật như: Cá trích, cá ngừ, cá thu, mực, tôm biển, rùa biển.. - Tát 1 ao cá: Cá quả, cá mè. cá trê, cá rô, tôm, tép, lươn… - Đơm đó qua 1 đêm ở đầm, hồ: Một số loài cá như trên, tôm, tép, ếch, nhái… B3: Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế trả l lời một số câu hỏi sau: - Ban đêm mùa hè ở ngoài đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu? Học sinh: Ban đêm mùa hè thường có một số loài động vật như: Cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ... phát ra tiếng kêu. - Em có nhận xét gì vè số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm? + Số lượng cá thể trong loài rất nhiều. B4: ? Em có nhận xét gì về số lượng loài và số cá thể trong loài của thế giới động vật. I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể. - Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú về loài và đa dạng về số cá thể trong loài. Hoạt động 2: Sự đa dạng về môi trường sống Mục tiêu: - Nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống. - Nêu dược đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống. B1: - Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát H 1.4 hoàn thành bài tập, điền chú thích.(SGK-7) - Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Nêu được. + Dưới nước: Cá, tôm, mực... + Trên cạn: Voi, gà, chó, mèo... + Trên không: Các loài chim. dơi.. B2: - Giáo viên cho học sinh thảo luận rồi trả lời: 1.Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? 2. Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực? 3. Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao? 4. Hãy cho VD để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật? - Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1. Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt. 2. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú, phát triển quanh năm là nguồn thức ăn lớn, hơn nữa nhiệt độ phù hợp cho nhiều loài. 3. Nước ta động vật cũng phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. 4. Gấu trắng Bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng ở đáy biển... B3: - Giáo viên cho học sinh thảo luận toàn lớp: Em có nhận xết gì về sự khác nhau về nhiều đặc điểm ở các loài sinh vật? Học sinh: sinh vật đa dạng về kích thước cơ thể, hình dạng, cấu tạo… Để thích nghi với môi trường sống của chúng. B4: Giáo viên yêu cầu học sinh kết luận sự đa dạng về môi trường sống của động vật. II. Sự đa dạng về môi trường sống - Động vật phân bố được ở nhiều môi trường : Nước , cạn, trên không - Do chúng thích nghi cao với mọi môi trường sống. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. B1: Giáo viên cho học sinh đọc kết luận SGK. B2: Yêu cầu học sinh làm tập câu 1, 2 (SGK) B3: Giáo viên cho các nhóm học sinh nhận xét, cho điểm chéo về câu trả lời của mỗi nhóm. Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. Giáo viên: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi nhằm mục đích gì? Học sinh: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Giáo viên: Kích thước của động vật nhỏ bé và động vật khổng lồ có thể chênh lệch nhau như thế nào? Học sinh: Động vật hiển vi với đại diện nhỏ nhất chỉ dài 2-4 micromet như trùng roi kí sinh trong hồng cầu. Động vật khổng lồ như cá voi xanh dài 33m, nặng 150 tấn. 4. Dặn dò (1 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK .Kẻ bảng 1 trang 9 vào vở bài tập. * Rút kinh nghiệm bài học