Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Tăng cường hoạt động thể lực (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 24: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC (T3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được các khái niệm về hoạt động thể lực. - Mô tả được chức năng của các cơ quan vận động. - Mô tả được các hoạt động thể lực của cá nhân và cộng đồng để tăng cường sức khỏe. 2. Kĩ năng - Hình thành kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng tự học, kĩ năng hợp tác nhóm. - Thực hành các phương pháp nâng cao hoạt động thể lực. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn và cơ thể nhằm tăng cường hoạt động thể lực. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực riêng: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, quan sát, thực hành thí nghiệm, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - Tìm hiểu về sự co cơ, sự vận động nhờ co cơ - Tìm hiểu vai trò của cơ vân trong hoạt động thể lực - Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của các cơ - Tìm hiểu một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về cơ vân, các cơ tay, chân, các hình thức hoạt động thể thao,... 2. Học sinh - Nghiên cứu các thông tin có liên quan đến bài học: Cơ vân, sự co cơ, các hoạt động thể thao ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ,... IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm thực hành. 3. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ + Nêu cấu tạo và chức năng của cơ vân? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Tổ chức trò chơi: Ai khỏe hơn Phổ biến luật chơi, chia nhóm sau đó yêu cầu HS hoạt động cặp đôi tiến hành chơi trò chơi: Thi kéo ngón tay và trò vật tay. HS: Thực hiện nhiệm vụ - Quản trò thông báo kết quả, nhận xét đánh giá. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của cơ GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: + Vì sao những người thường xuyên vận động có thể lực tốt hơn so với người ít vận động? HS: Thảo luận trả lời câu hỏi. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin SHD sau đó xem một số hình ảnh teo cơ trả lời câu hỏi: + Trình bày nguyên nhân, hậu quả, triệu chứng và biện pháp chống teo cơ. HS: Thảo luận trả lời câu hỏi. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 4. Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của cơ. - Người thường xuyên vận động có thể làm thay đổi tỉ lệ các loại tế bào co rút nhanh hay chậm phù hợp với điều kiện sống. VD: người thường xuyên vận động khi thời tiết thay đổi ít ốm hơn so với người ít vận động. Teo cơ: + Nguyên nhân: Cơ không hoặc ít hoạt động kéo dài; Chân, tay bị bó bột; dây TK điều khiển cơ bị hỏng; tiêm hoặc sử dụng quá liều thuốc khiến cơ có sự thây đổi, xơ hóa cơ; yếu tố di truyền và bẩm sinh. Điều kiện sống và môi trường sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. + Triệu chứng: Giảm kích thước của cơ, biến dạng cơ thể (bộ phận cơ thể). + Hậu quả: các sợi cơ ngắn dần, để lại các phần cơ thể bị méo mó; yếu cơ; mất thăng bằng cơ thể,... + Biện pháp: Tăng cường TDTT, lao động vừa sức phù hợp, tránh các tổn thương về cơ xương và hệ thần kinh.. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát H24.3 - 24.7, thảo luận nhóm nêu vai trò của các hoạt động. HS: Trả lời câu hỏi + Một số nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ. GV: Nhận xét, chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Cơ vân được tạo nên từ mô cơ vân, có cấu tạo từ nhiều sợi cơ dài, cơ vân có cấu tạo thành các dải sáng tối xem kẽ (vân). Mô cơ vân hoạt động theo ý muốn của con người. Sự co cơ vân làm xương cử động tại các khớp; các cơ giúp bảo vệ xương. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS tham gia các hình thức luyện tập thể dục thể thao tập thể. HS: Về nhà hoàn thành yêu cầu của GV D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS viết bài tuyên truyền nâng cao thể lực. HS: Về nhà nghiên cứu hoàn thành yêu cầu của GV E. Hoạt động tìm tòi mở rộng