Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 3: Tế bào. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 3: TẾ BÀO I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể …..), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con) - HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào. - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, mô hình tìm kiến thức. - Kỹ năng suy luận logic, kỹ năng - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình hay tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật. 2. Chuẩn bị của HS: Bảng phụ về chức năng chi tiết của các bào quan chủ yếu. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. BƯỚC 1: - GV: Gọi đại diện một nhóm trình bày cấu tạo tế bào thực vật đã học ở lớp 6. - HS: Tế bào thực vật gồm những thành phần sau: + Vách tế bào + Màng sinh chất + Chất tế bào chứa các bào quan-> là nơi diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. +Nhân -> điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào + Có thể có không bào chứ dịch tế bào. BƯỚC 2: GV: Theo em tế bào động vật có giống tế bào thực vật không? HS: Có thể trả lời theo dự đoán. BƯỚC 3: Để có câu trả chính xác ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV - HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào Mục tiêu: HS nắm được các thành phần chính của tế bào. Màng, chất nguyên sinh, nhân. BƯỚC 1: GV yêu cầu các nhóm HS nhớ lại kiến thức về tế bào thực vật ở lớp 6 trả lời câu hỏi sau: + Một tế bào điển hình gồm những thành phần nào? BƯỚC 2: GV treo sơ đồ câm về cấu tạo tế bào và các mảnh bìa tương ứng với tên các bộ phận và gọi HS lên hoàn chỉnh sơ đồ. BƯỚC 3: Đại diện các nhóm lên gắn tên các thành phần cấu tạo của tế bào. - HS các nhóm khác bổ sung BƯỚC 4: GV nhận xét và thông báo đáp án đúng. Hoạt động 2: Chức năng của các bộ phận trong tế bào. Mục tiêu: - Nắm được các chức năng quan trọng của các bộ phận của tế bào. -Thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng và sự thống nhất giữa các thành phần của tế bào. - Chứng minh: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. BƯỚC 1: GV giới thiệu bảng chức năng các bộ phận của tế bào. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. + Màng sinh chất có vai trò gì? + Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào? + Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu? + Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào? - HS nghiên cứu hình 3.1 SGK trang 11, trả lời -Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. -Tổng hợp và vận chuyển các chất. -Ti thể tham gia các hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. - Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. BƯỚC 2: GV tổng kết ý kiến của HS và nêu nhận xét. BƯỚC 3: GV hỏi cả lớp: Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ? HS: + Ở tế bào cũng có quá trình trao đổi chất, phân chia…. + Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều được tiến hành ở tế bào. Hoạt động 3: Thành phần hóa học của tế bào Mục tiêu: HS nắm được 2 thành phần chính của tế bào là chất vô cơ và hữu cơ. BƯỚC 1: GV yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin SGK trang 12, trả lời + Cho biết thành phần hóa học của tế bào? BƯỚC 2: Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ: Prôtêin, Lipit, Gluxit, Vitamin, Muối khoáng? - Ăn đủ các chất để xây dựng tế bào Hoạt động 4: Hoạt động sống của tế bào Mục tiêu: HS nêu được các đặc điểm sống của tế bào đó là: Trao đổi chất, lớn lên… BƯỚC 1: GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu sơ đồ hình 3.2 SGK trang 12. + Cơ thể lấy thức ăn từ đâu? + Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể + Cơ thể lớn lên được do đâu? + Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào? BƯỚC 2: 1 HS trình bày BƯỚC 3: HS khác nhận xét I. Cấu tạo tế bào: - Tế bào gồm 3 phần: + Màng sinh chất + Tế bào chất: gồm các bào quan. + Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con. II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào. Là đơn vị thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường. Giúp cơ thể lớn lên và sinh sản. - Giúp cơ thể phản ứng với kích thích của môi trường. III. Thành phần hóa học của tế bào : - Chất hữu cơ: Prôtêin, Gluxit, Lipit, Axit nuclêic. - Chất vô cơ: Muối khoáng (Ca; K; Na; Fe; Cu…) IV. Hoạt động sống của tế bào. - Gồm trao đổi chất, lớn lên, phân chia và cảm ứng. - Tế bào thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và sinh sản. ⇨ Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. (1) HS đọc kết luận chung ở cuối bài. (2) Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào? (dựa vào bảng “ chức năng các bộ phận của tế bào”) - Màng thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những thành phần chất riêng của tế bào. - Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. - Chất nhiễm sắc trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc protein được tổng hợp ở riboxom. - Vậy, các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng sống. + Sự tương đồng về các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và trong tế bào gợi cho ta suy nghĩ về sự trao đổi chất giũa cơ thể với môi trường. + Qua sơ đồ trên, em biết được tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. (Tb->mô->cơ quan->hệ cơ quan-> cơ thể. Tb lớn lên, sinh sản, trao đổi chất, trả lời kích thích) + Tế bào động vật và thực vật có điểm giống nhau là: Có màng sinh chất, tế bào chất chứa các bào quan và nhân tế bào chứa chất nhiễm sắc và nhân con. (3) So sánh Tb người, động vật, thực vật. - Giống nhau: Đều có cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm màng sinh chất, tế bào chất chứa các bào quan và nhân tế bào. - Khác nhau: TB người TB động vật TB thực vật - Không có vách xenlulo - Không có lục lạp, có trung thể. - Có nhiều hình dạng khác nhau. - Không có vách xenlulo - Không có lục lạp, có trung thể. - Có nhiều hình dạng khác nhau. - Có vách xenlulo - Đa số có lục lạp, không có trung thể. - Có ít hình dạng hơn. Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Em hãy sờ bàn tay của mình vào da thịt của cơ thể em rồi sờ vào thân cây phượng vĩ (me, bàng…) ở sân trường. Hãy cho biết có gì khác nhau về mức độ cứng, mềm của 2 cơ thể trên. Hãy giải thích sự khác nhau đó? - Tuy 2 cơ thể trên đều có cấu tạo từ tế bào, nhưng màng sinh chất của tế bào thực vật có thêm vách xenlulo (chất xơ) nên cứng hơn. 4. Dặn dò (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi 2 SGK . Đọc mục “em có biết” Ôn tập lại phần mô ở thực vật. * Rút kinh nghiệm bài học: