Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 1: Mở đầu. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
BÀI 1: MỞ ĐẦU I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên. - Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm - Kỹ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ thể. 4. Năng lực: - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn . 2. Chuẩn bị của HS: Sách vở học bài. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Bước 1: GV: Em hãy kể tên các ngành động vật đã học trong chương trình SH7 ? HS: 1. Ngành ĐV Nguyên sinh 2. Ngành Ruột khoang 3. Ngành Giun dẹp 4. Ngành giun tròn 5. Ngành Giun đốt 6. Ngành Thân mềm 7. Ngành Chân khớp 8.Ngành động vật có xương sống BƯỚC 2: + Giáo viên: Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất? + HS: Trong Ngành động vật có xương sống, lớp thú có vị trí tiến hóa cao nhất. đặc biệt là bộ Linh trưởng. BƯỚC 3: + Giáo viên: Theo em con người thuộc ngành động vật nào? + HS: Ngành ĐV có xương sống. BƯỚC 4: Vậy còn con người có vị trí như thế nào trong tự nhiên và chương trình sinh học 8 học những vấn đề gì, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên: Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích. BƯỚC 1: - Giáo viên giới thiệu phần thông tin ⬜ - HS các nhóm tự nghiên cứu và giải phần ▽ trong SGK. + Con người có những đặc điểm gì giống lớp thú? + Con người có những đặc điểm gì khác biệt so với động vật? - Giống nhau về cấu tạo chung: Các phần của bộ xương, sự sắp xếp các nội quan. Có lông mao. Có tuyến sữa. Bộ răng phân hóa. Đẻ con……. BƯỚC 2: Em có kết luận gì về vị trí của con người trong tự nhiên? I. Vị trí của con người trong tự nhiên: - Loài người thuộc lớp thú. - Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng-> hình thành ý thức. -Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào mục đích nhất định-> làm chủ tự nhiên. -Biết dùng lửa để nấu chin thức ăn. -Não phát triển, sọ lớn hơn Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh Mục tiêu: - HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học cơ thể người và vệ sinh. - Biết đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể. - Chỉ ra được mối liên quan giữa môn học với các bộ môn khoa học khác. BƯỚC 1: GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời các vấn đề sau: + Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì? + Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? + Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác? - HS nghiên cứu thông tin trong SGK trang 5, trao đổi nhóm. - Một vài đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh. - HS chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với môn TDTT mà các em đang học. BƯỚC 2: Giáo viên kết luận kiến thức. - HS ghi nhớ kiến thức. Hoạt động 3: Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh. Mục tiêu: Chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn, đó là học qua mô hình, tranh, thí nghiệm. Các nhóm HS nghiên cứu SGK, trả lời. + Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? + GV lấy ví dụ cụ thể minh họa cho các phương pháp mà HS nêu ra. II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh - Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể - Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể. - Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như: y học, TDTT, điêu khắc, hội họa …… III. Phương pháp học tập môn học. Kết hợp quan sát , thí nghiệm và vận dụng vào thực tế cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “cơ thể người và vệ sinh”? - Có những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể, tránh được mê tín dị đoan, có những kiến thức cơ bản tạo điều kiện học lên các lớp sau, đi sâu vào các nghành nghề: y, TDTT, tâm lí giáo dục, võ thuật, thời trang, hội họa… HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) - Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Khi bị bệnh ta có nên tin tưởng vào sự cúng vái hoặc chữa ở thầy lang để khỏi bệnh không? Tại sao? - Không nên, vì chỉ có thầy thuốc thật sự mới có đầy đủ những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường từ đó có được chuẩn đoán đúng và điều trị bệnh hiệu quả. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) - Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. GV giao bài tập về nhà cho HS: Em hãy tìm hiểu xem kiến thức về cơ thể người giúp gì cho y học, hội họa, gióa dục, thể thao… 4. Dặn dò (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi SGK . Kẻ bảng 2 trang 9 SGK vào vở học bài. Ôn tập lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú. * Rút kinh nghiệm bài học: