Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 5: Thực hành - Quan sát tế bào và mô. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 5: THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân. Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn, phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ và mô liên kết. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ năng mổ tách tế bào 3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, bảo vệ máy, vệ sinh phòng sau khi thực hành 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm. + Một con ếch sống, hoặc bắp thịt ở chân giò lợn. + Dung dịch sinh lý 0,65% NaCl, ống hút, dd axit axêtic 1% có ống hút. + Bộ tiêu bản động vật. Mô hình hay tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật. 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị theo nhóm đã phân công. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị theo nhóm của HỌC SINH. Phát dụng cụ cho nhóm trưởng của các nhóm (chú ý số lượng). Phát hộp tiêu bản mẫu. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân Mục tiêu: Biết cách làm tiêu bản mô cơ vân và quan sát được các thành phần của tế bào. BƯỚC 1: GV chiếu phim trong các bước làm tiêu bản. - Gọi một HS lên làm mẫu các thao tác. - 1 HS nhắc lại các thao tác BƯỚC 2: Gọi một HS lên làm mẫu các thao tác. - Các nhóm tiến hành làm tiêu bản như đã hướng dẫn. Yêu cầu : + Lấy sợi thật mảnh. + Không bị đứt. + Rạch bắp cơ phải thẳng. BƯỚC 3: - Sau khi các nhóm lấy được tế bào mô cơ vân đặt lên lam kính, GV hướng dẫn cách đặt la men . - Các nhóm cùng tiến hành đậy la men . - Yêu cầu : Không có bọt khí . - Nhỏ 1 giọt axit axêtic vào cạnh la men và dùng giấy thấm hút bớt dung dịch sinh lý để axit thấm vào dưới lamen BƯỚC 4: GV đi kiểm tra công việc các nhóm, giúp đỡ nhóm nào chưa làm được - GV yêu cầu các nhóm điều chỉnh kính hiển vi. - GV cần lưu ý: sau khi HS quan sát được tế bào thì phải kiểm tra lại, tránh hiện tượng HS nhầm lẫn, hay là miêu tả theo SGK . - GV nắm được số nhóm có tiêu bản đạt yêu cầu. - Hoàn thành tiêu bản để trên bàn để GV kiểm tra. - Các nhóm thử kính, lấy ánh sáng nét để nhìn rõ mẫu. - Đại diện nhóm quan sát, điều chỉnh cho đến khi nhìn rõ tế bào . - Cả nhóm quan sát, nhận xét. - Yêu cầu: Thấy được màng, nhân, vân ngang, tế bào dài. Hoạt động 2: Quan sát tiêu bản các loại mô khác Mục tiêu: Biết cách làm tiêu bản mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn, mô cơ vân và quan sát được các thành phần tế bào của các mô đó. BƯỚC 1: GV yêu cầu HS quan sát các mô và vẽ hình . - Trong nhóm khi điều chỉnh kính để thấy rõ tiêu bản thì lần lượt các thành viên đều quan sát và vẽ hình . BƯỚC 2: GV nên dành thời gian để giải đáp trước lớp những thắc mắc của HỌC SINH. 1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân: a. Cách làm tiêu bản mô cơ vân: - Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp cơ. - Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ. - Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn 2 bên mép rạch. - Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách 1 sợi mảnh. - Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lý 0,65% NaCl. - Đậy la men, nhỏ axit axêtic. b. Quan sát tế bào: - Thấy được các phần chính: màng, tế bào chất, nhân, vân ngang. 2. Quan sát tiêu bản các loại mô khác - Nhóm thảo luận để thống nhất câu trả lời. - Mô biểu bì: Tế bào xếp xít nhau - Mô sụn: Chỉ có 2-3 tế bào tạo thành nhóm. - Mô xương: Tế bào nhiều - Mô cơ: Tế bào nhiều, dài. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. * GV nhận xét giờ học: Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt. Phê bình nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao để rút kinh nghiệm. * Đánh giá: Trong khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì ? Nhóm có kết quả tốt cho biết nguyên nhân thành công? Lý do nào làm cho mẫu của một số nhóm chưa đạt yêu cầu? * Yêu cầu các nhóm: Làm vệ sinh dọn sạch lớp . Thu dụng cụ đầy đủ, rửa sạch lau khô tiêu bản mẫu xếp vào hộp. Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. + Tại sao không làm tiêu bản ở các mô khác? + Tại sao tế bào mô cơ vân lại tách dễ còn tế bào các mô khác thì sao? + Óc lợn rất mềm, làm thế nào để lấy được tế bào? 4. Dặn dò (1 phút) Về nhà mỗi HS viết 1 bản thu hoạch theo mẫu SGK trang 19. Ôn lại kiến thức về bộ xương của thỏ (SH7) * Rút kinh nghiệm bài học: