Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 6: Phản xạ. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 6: PHẢN XẠ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS phải nắm được cấu tạo và chức năng của nơron - HS chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ 2. Kĩ năng: Kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 6.1 , 6.2 SGK 2. Chuẩn bị của HS: III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn? - Hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. BƯỚC 1: Các em hãy cho biết phản ứng của cơ thể khi: + Trời lạnh -> nổi da gà +Trời nóng ->đổ mồ hôi +Thấy cô giáo vào lớp->HS đứng dậy chào cô + Thấy có người giơ tay lên định đánh ta->ta né tránh + Khi nghe gọi tên mình ở phía sau->ta quay đầu lại + Sờ tay vào vật nóng -> rụt tay lại. + Nhìn thấy quả khế -> tiết nước bọt. - Sự trả lời kích thích của môi trường nhanh như vậy là do sự điều khiển của hệ cơ quan nào trong cơ thể? + Của hệ thần kinh. BƯỚC 2: Vậy hệ thần kinh có liên hệ như thế nào với các bộ phận, cơ quan trong cơ thể để đáp ứng nhanh và chính xác các tác động của môi trường tới cơ thể, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơ ron Mục tiêu: Chỉ rõ cấu tạo của nơ ron và các chức năng, từ đó thấy chiều hướng lan truyền xung thần kinh trong sợi trục. BƯỚC 1: Thành phần cấu tạo của mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần kinh đệm(thần kinh giao) - GV treo tranh vẽ hình 6.1 và nêu câu hỏi. + Hãy mô tả cấu tạo của 1 nơron điển hình? - HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát hình 6.1 trang 20 và trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. BƯỚC 2: Bao miêlin tạo nên những eo chứ không phải nối liền . + Nơron có chức năng gì? - HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời. - HS khác nhận xét bổ sung + Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động? - Sự dẫn truyền xung thần kinh ở noron cảm giác và vận động chỉ theo 1 chiều. Hoạt động 2: Mục tiêu: HS hình thành khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ, biết giải thích một số phản xạ ở người bằng cung phản xạ và vòng phản xạ. BƯỚC 1: Phản xạ là gì ? Cho ví dụ về phản xạ ở người và động vật. + Nêu điểm khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở thực vật (cụp lá) ? - GV lưu ý: khi đưa khái niệm phản xạ HS hay quên vai trò của hệ thần kinh. - HS đọc thông tin trong SGK trang 21. - HS trả lời câu hỏi. - Cảm ứng ở thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. BƯỚC 2: GV gợi ý: một phản xạ thực hiện được nhờ sự chỉ huy của bộ phận nào? + Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ ? + Nêu các thành phần của cung phản xạ ? + Cung phản xạ là gì ? - Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 6.1 trang 21 . - HS trao đổi nhóm, hoàn thành câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung BƯỚC 3: GV nhận xét, đánh giá phần thảo luận của lớp + Nêu 1 VD về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung TK trong phản xạ đó ? - HS vận dụng kiến thức nêu VD và phân tích đường dẫn truyền xung TK (VD khi gãi ngứa) BƯỚC 4: Từ việc phân tích VD ở trên, GV đặt vấn đề: vậy bằng cách nào TƯ TK có thể biết được phản ứng của cơ thể đã đáp ứng được kích thích hay chưa? - GV phân tích về vòng phản xạ dựa vào hình 6.3 + Vòng phản xạ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? - HS nghiên cứu SGK sơ đồ hình 6.3 trang 22 và trả lời câu hỏi. - HS trình bày bằng sơ đồ và lớp bổ sung. - Giúp cơ thể điều chỉnh phản xạ được chính xác. Cấu tạo và chức năng của nơ ron: a. Cấu tạo nơron: Nơron gồm : - Thân: chứa nhân, xung quanh là tua ngắn (sợi nhánh) - Tua dài (sợi trục) có bao miêlin, tận cùng là cúc xináp b. Chức năng nơron: Cảm ứng Dẫn truyền xung thần kinh II. Cung phản xạ: a. Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh . b. Cung phản xạ : - Cung PX là con đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm (da, …) qua TƯ TK tới cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, …) Gồm 5 khâu : Cơ quan thụ cảm. Nơron hướng tâm (cảm giác). Trung ương thần kinh (nơron trung gian). Nơron li tâm (vận động). Cơ quan phản ứng c. Vòng phản xạ: - Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. (1)Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK (2)GV dùng tranh câm về 1 cung phản xạ để cho HS chú thích các khâu (3)Phân tích ví dụ: + Khi nghe gọi tên mình ở phía sau->ta quay đầu lại Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh luồng thần kinh, theo dây hướng tâm của noron hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phát đi luồng theo dây li tâm của noron li tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi ta. (4) + Trời lạnh-> nổi da gà: Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cảm ở da làm phát sinh xung thần kinh, xung này theo dây hướng tâm của noron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm của noron li tâm tới cơ chân lông làm cho cơ này co giúp da săn lại. Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Hãy cho 3 ví dụ về phẩn xạ và phân tích 1 ví dụ đã nêu. Ngửi mùi thức ăn mà ta ưa thích, ta chảy nước bọt. Mùi thức ăn kích thích vào cơ quan thụ cảm khứu giác ở mũi làm phát sinh xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm của noron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ đó phát sinh xung thần kinh theo dây li tâm của noron li tâm đến tuyến nước bọt gây tiết nước bọt. 2. Học thuộc bài 3. Chạy xe đạp 4. Dặn dò (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết” Chuẩn bị cho bài thực hành: Mỗi tổ: 1 con ếch, 1 mẫu xương ống có đầu sụn và xương xốp, thịt nạc còn tươi. * Rút kinh nghiệm bài học: