Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7: Bộ xương. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG BÀI 7: BỘ XƯƠNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày được các thành phần chính của bộ xương, và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. - Phân biệt được xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái, cấu tạo. - Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động. 2. Kĩ năng: Quan sát tranh, mô hình, nhận biết kiến thức. Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, vệ sinh bộ xương. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Mô hình bộ xương người - Tranh cấu tạo 1 đốt sống điển hình 2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức về bộ xương thỏ. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Thu báo cáo thực hành. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Kiểm tra 15 phút: Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Cơ quan sau đây có trong khoang ngực là: a. Tim b. Dạ dày c. Gan d. Cả a, b,c đúng 2. Cơ quan sau đây có trong khoang bụng là: a. Khí quản b. Ruột c. Thực quản d. Phổi 3. Loại tế bào thần kinh chủ yếu trong cấu tạo của vỏ não là: a. Tế bào hình tháp b. Tế bào hình nón c. Tế bào hình que d. Tế bào hình nón và hình que 4.Đơn vị chức năng của cơ thể là: a. Hệ cơ quan b. Cơ quan c. Mô d. Tế bào 5. Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là: a. Chất tế bào b. Màng sinh chất, nhân c. Màng sinh chất d. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân 6. Nơi xảy ra quá trình tổng hợp protein của tế bào là: a. Trung thể b. Riboxom c. Nhân con d. Lưới nội chất 7. Cấu trúc dưới đây không có trong tế bào chất là: a. Ti thể b. Bộ máy Gôngi c. Nhiễm sắc thể d. Trung thể 8. Ti thể có chức năng: a. Tham gia hoạt động bài tiết của tế bào b. Tham gia quá trình phân chia tế bào c. Tham gia hô hấp giải phóng năng lượng d. Giúp trao đổi chất cho tế bào với môi trường. 9. Mô được cấu tạo từ các tế bào thần kinh là: a. Mô biểu bì b. Mô liên kết c. Mô cơ và mô liên kết d. Cả a,b,c đều sai 10. Loại mô che phủ của bề mặt ngoài da là: a. Mô cơ và mô biểu bì b. Mô biểu bì và mô thần kinh c. Mô liên kết d. Mô biểu bì 11. Mô sau đây thuộc loại mô liên kết là: a. Mô sụn và mô sợi b. Mô xương và mô mỡ c. Cả a, b đều đúng d. Cả a,b đều sai 12. Máu thuộc loại mô: a. Mô liên kết b. Mô biểu bì c. Mô thần kinh d. Cả a, b, c đều đúng Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Trong quá trình tiến hóa sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Ở con người, đặc điểm của cơ và xương phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động. Giữa bộ xương người và bộ xương thỏ có những phần tương đồng. Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Các phần chính của bộ xương. Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. Mục tiêu: HS nắm được các phần chính và vai trò của bộ xương. BƯỚC 1: HS nghiên cứu SGK trang 25 và quan sát hình 7.1 kết hợp với kiến thức lớp dưới để trả lời câu hỏi. - HS trình bày ý kiến và lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức + Bộ xương có vai trò gì? BƯỚC 2: HS tự nghiên cứu thông tin SGK trang 25 và mô hình bộ xương người + Bộ xương gồm mấy phần? Nêu đặc điểm của mỗi phần ? - HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Xương chân to khỏe hơn xương tay, có xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, đứng thẳng, lao động. + Bộ xương gồm mấy phần? Nêu đặc điểm của mỗi phần? BƯỚC 3: GV gọi 1 – 2 HS lên trình bày trên mô hình bộ xương người BƯỚC 4: GV cho HS quan sát tranh đốt sống điển hình và đặc biệt là ống chứa tủy. + Xương tay và chân có đặc điểm gì giống và khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? - Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động. - Sự khác nhau đó giúp con người lao động năng xuất cao và di chuyển dễ dàng. Hoạt động 2: Các khớp xương Mục tiêu: Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động. BƯỚC 1: HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK và quan sát hình 7.4 tr. 26 - Trao đổi nhóm và thống nhất câu trả lời + Khớp xương là gì ? + Mô tả 1 khớp động? + Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? + Nêu đặc điểm của khớp bán động? BƯỚC 2: Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trên hình. - Các nhóm khác theo dõi bổ sung. BƯỚC 3: GV treo tranh vẽ hình 7.4 SGK và gọi đại diện nhóm trình bày trên hình BƯỚC 4: GV: Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của con người? + Khớp động và bán động + Giúp người vận động và lao động. I. Các phần chính của bộ xương. a. Vai trò: - Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định - Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động. - Bảo vệ các nội quan. b. Thành phần: Bộ xương gồm: - Xương đầu: xương sọ và xương mặt. - Xương thân: + Cột sống: nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong. + Xương lồng ngực: gồm xương sườn và xương ức. - Xương chi: gồm + xương tay: x. đai vai, x. cánh tay, x. cẳng tay, x. bàn tay + xương chân: x. đai hông, x. đùi, x. cẳng chân, x. bàn chân. II. Các khớp xương - Khớp xương: là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. Có 3 loại : - Khớp động: là khớp cử động dễ dàng nhờ 2 đầu xương có sụn, đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp (hoạt dịch). Ví dụ: ở cổ tay - Khớp bán động: giữa 2 đầu xương là đĩa sụn, hạn chế cử động. Ví dụ: ở cột sống - Khớp bất động: các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa nên không cử động được. Ví dụ: ở hộp sọ Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK GV gọi 1 vài HS lên xác định các xương ở mỗi phần của bộ xương trên mô hình GV cho điểm HS có câu trả lời đúng Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. (1)Ta thường có thói quen thuận bên phải nên khi vác, xách vật nặng ta cũng thường dùng vai phải, tay phải nhiều hơn. Điều này có nên không? Tại sao? - Không nên, vì ở lứa tuổi học sinh, bộ xương đang phát triển, khi vác, xách vật nặng, ta phải phân phối đều cho 2 bên để bộ xương phát triển cân đối, tránh bị lệch xương, ảnh hưởng tới sức khỏe. (2) Khi bị sai khớp xương hay gãy xương thì phải cấp cứu như thế nào để không gây nguy hiểm thêm cho người bị nạn? - Dùng nẹp cứng dài hơn phần xương bị gãy để băng cố định chỗ bị thương (có lót vật mềm: Bông, vải sạch bên trong) dùng băng hoặc dây mềm quấn chặt lại, phần bị thương có cặp nẹp rồi chuyển nạn nhân đến thầy thuốc. (3) Tắm nắng ban mai có lợi ích gì cho xương? - Giúp chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D, nhờ loại vitamin này cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương. 4. Dặn dò (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết” Mỗi nhóm chuẩn bị 1 mẫu xương đùi ếch hay xương sườn của gà, diêm. * Rút kinh nghiệm bài học: