Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sự truyền ánh sáng (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

CHỦ ĐỀ 4. ÁNH SÁNG

BÀI 13: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG (T1)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nhận biết được các hiện tượng truyền ánh sáng:

+ Hiện tượng ánh sáng truyền thẳng

+ Hiện tượng phản xạ ánh sáng

+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

- Nêu được khái niệm nguồn sáng, vật sáng, tia sáng, chùm sáng.

- Nêu được quy luật truyền ánh sáng:

+ Định luật truyền thẳng của ánh sáng

+ Định luật phản xạ ánh sáng

+ Định luật khúc xạ ánh sáng

  1. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi khám phá trong học      tập, nghiên cứu khoa học.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn khoa học tự nhiên.

- Có ý thức học tập đúng đắn.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó. Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý các kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. Giải thích được các hiện tượng vật lí.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.

II. TRỌNG TÂM

- Sự truyền thẳng của ánh sáng

- Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Sách hướng dẫn học môn KHTN.

* Các bộ thiết bị theo yêu cầu của bài học:

- Ba tấm bìa cứng, trên mỗi tấm có một lỗ thủng nhỏ, đèn pin

- Bộ thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

- 1ống nhựa hở hai đầu, một ống hở 1 đầu bên trong có gắn một bóng đèn

- Tấm bìa chắn, màn hứng sáng, 3 bóng đèn pin

- Bộ thí nghiệm về sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng

* Học liệu cho bài học phiếu đánh giá hoạt động nhóm

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Đặt vấn đề: - Một người không bị bệnh tật gì về mắt, có khi nào mở mắt ra mà không thấy được vật để trước mắt không?

- Khi nào nhìn thấy một vật?

HS: Thảo luận nhóm trả lời.

A. Hoạt động khởi động

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên yêu cầu cá nhân đọc thông tin ở SHDH.

HS: - Đọc thông tin ở SHDH

- Ghi chép các nội dung vào vở.

Sản phẩm: Vẽ vào vở cách biểu diễn đường truyền của tia sáng và chùm sáng khi ánh sáng truyền trong môi trường trong suốt.

- Giáo viên chốt lại kiến thức trên bảng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Nguồn sáng, vật sáng và cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng  

Nguồn sáng: vật tự nó phát ra ánh sáng.

Vật sáng: bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

* Quy ước: Biểu diễn tia sáng:

Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.

              

* Có 3 loại chùm sáng:

a, Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

b, Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

c, Chùm sáng phân kỳ: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận nhóm tình huống:

Thanh đố Hải: Đặt một cái đèn pin trước mắt, sao cho mắt không nhìn thấy đèn. Bật công tắc, bóng đèn sáng. Vậy ta có nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin phát ra không?

Hải: Tất nhiên là nhìn thấy rồi, vì đèn đã bật sáng.

Thanh: Bạn nhầm rồi, ta không nhìn thấy được.

Bạn nào nói đúng. Hãy giải thích vì sao?

GV: Chốt kiến thức.

C. Hoạt động luyện tập

Thanh đúng, vì tuy đèn có bật sáng nhưng không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt nên không nhìn thấy.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

Bật sáng đèn pin, thắp một nén hương trước đèn pin, để cho khói bay lên phí trước đèn pin. ta thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Biết khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng. Em hãy giải thích tại sao?

HS: Thực hiện nhiệm vụ. HS lên bảng trình bày. HS khác nhận xét

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV Giao nhiệm vụ: 

Về nhà tìm hiểu tại sao ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu hồng, màu xanh và màu đen?