Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là sinh trưởng, phát triển ở sinh vật. - Phân tích được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở cơ thể sinh vật. - Nêu và lấy được các ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ, thiết kế và tiến hành TN 3. Thái độ - Có hứng thú yêu thích môn học 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực hợp tác, năng lực xử lí thông tin. Năng lực quan sát hình ảnh, tranh vẽ, video, năng lực thiết kế và tiến hành TN liên quan đến sự ST và PT của SV - Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, thiên nhiên, yêu thương hòa đồng với những người xung quanh. II. TRỌNG TÂM - Tìm hiểu thế nào là sinh trưởng, phát triển ở sinh vật? - Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật III. CHUẨN BỊ 1. GV - Tranh vẽ H 9.1, 9.2, 9.3, 9 .4 ( nếu có) - Phiếu học tập số 1 Bảng 9.1: Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng Bản chất Hình thức biểu hiện Phát triển Bản chất Hình thức biểu hiện Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển - Phiếu học tập số 2 Tên sinh vật Sơ đồ phát triển Cây đậu ………………. ……….. …………… Người ……… ….… ………… …… … Con châu chấu ………………. ……….. …………… Con ếch ……… ….… ………… …… … ( có đuôi) ( có đuôi và 2 chi sau) ( đuôi ngắn dần có 4 chi) ( không đuôi) - Phiếu học tập số 3 Nhận định trong bảng sau là đúng hay sai, Hãy điền dấu x vào ô đúng hoặc sai mà em thấy phù hợp Dấu hiệu phân biệt Đúng Sai Cây hoa hồng nở hoa là sinh trưởng Cây sấu non mọc ra từ hạt sấu là sinh trưởng Con thỏ mới đẻ được 5 con thỏ con là phát triển Con cún con ăn khỏe béo mũm mĩm là phát triển Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực là phát triển 2. HS - Chuẩn bị trước bài, + Tìm hiểu trước về bệnh còi xương, bệnh béo phì, bệnh suy dinh dưỡng. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm 3. KTDH: Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, phòng tranh, khăn trải bàn. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS, kích thích trí tò mò muốn khám phá kiến thức 2. NL, PC: năng lực xử lí thông tin; Phẩm chất: yêu thương hòa đồng với những người xung quanh. 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân 4. PP: Nếu và giải quyết vấn đề 5. KT: đặt câu hỏi, công não GV: yêu cầu HS suy nghĩ vấn đề: Cuộc đời của một con người có thể được chia ra làm các giai đoạn nào ? Chỉ ra đâu là giai đoạn sinh trưởng, phát triển ? HS: Cá nhân HS suy nghĩa trả lời GV: Chốt KT, vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: Phân biệt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 2. NL, PC: hợp tác, xử lí thông tin, quan sát hình ảnh, tranh vẽ; Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, thiên nhiên, 3. HTTC: Hoạt động nhóm nhỏ. 4. PP và KTDH: Dạy học theo nhóm: động não, đặt câu hỏi, công não, phòng tranh GV: giao NV cho cá nhân, nhóm, phát phiếu học tập số 2 (Bảng 9.3) HS: đọc SHD, quan sát các hình vẽ, hoạt động cá nhân sau đó trao đổi nhóm hoàn thành bảng 9.8 + Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: nhận xét, chốt kiến thức GV: yêu cầu HS nghiên cứu điểm giống và khác nhau của sự phát triển ở 4 đối tượng bảng 9.3 => Hiện tượng biến thái HS: Thảo luận tìm được điểm khác nhau từ đó làm bật khái niệm hiện tượng biến thái GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển ở sinh vật + Ở người Hợp tử phôi thai nhi trẻ sơ sinh trẻ em người trưởng thành + SĐ PT của châu chấu: Trứng đx phát triển thành phôi ấu trùng Châu chấu trưởng thành + SĐ PT của con ếch: Trứng đã thụ tinh nòng nọc ( có đuôi) Nòng nọc ( có đuôi và 2 chi sau) ếch con (nòng nọc đã tiêu biến đuôi, có 4 chi) ếch trưởng thành *Trong chu trình PT của các SV trên: - Giống nhau + Hình dạng con non có thể giống và khác con trưởng thành + Kích thước con non nhỏ + Các giai đoạn phát triển: giai đoạn phát triển phôi và ST -> phát triển hậu phôi - Khác nhau: (bảng 9.3) PT ở cây đậu PT ở con người PT ở con châu chấu PT ở con ếch Hình dạng cây con và cây trưởng thành giống nhau. Nhưng khác nhau về chiều cao, chiều ngang Hình dạng em bé và người trưởng thành giống nhau. Nhưng khác nhau về chiều cao, chiều ngang Hình dạng con non và con trưởng thành giống nhau, nhưng để lớn lên được con non phải trải qua nhiều lần lột xác. Hình dạng con non và con trưởng thành khác nhau, môi trường sống khác nhau. Kích thước khác nhau. * Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra + PT có trải qua biến thái (ếch nhái, bướm, ruồi, gián) + PT không trải qua biến thái (mèo, chó, cá) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố được KT cơ bản 2. NL: giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học ; PC: yêu thương những người xung quanh 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm trong lớp học 4. PP – KTDH: Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm, công não, GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời bài tập số 2; 3 HS: Thảo luận làm bài tập GV: Chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Bài 2: Để xây dựng chế độ ăn hợp lí cho bản thân phụ thuộc vào - Lứa tuổi, - Chế độ lao động - Nhóm thức ăn - Giới tính .... Bài 3: Để tiêu diệt triệt để ruồi, muỗi cần tiêu diệt ở các giai đoạn khác nhau nhằm loại bỏ toàn bộ chu trình phát triển của chúng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm chứng minh sự ảnh hưởng của phân đạm đối với sự PT của cây rau cải hoặc cây đậu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu thêm về sinh trưởng và phát triển => viết một bài báo cáo khoảng 500 từ về sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật