Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Quần xã sinh vật (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 30: QUẦN XÃ SINH VẬT (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được thế nào là quần xã sinh vật. Phân biệt được quần xã với quần thể. - Lấy được ví dụ minh họa các mối liên hệ sinh thái trong quần xã sinh vật. - Mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến của quần xã sinh vật trong tự nhiên, biến đổi quần xà thường dẫn tới sự ổn định và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây lên. 2. Kĩ năng - Quan sát; làm việc với bảng biểu; phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kĩ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập. - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. TRỌNG TÂM - Khái niệm quần xã sinh vật - Những dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật - Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh về một số quần xã,…. - Bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu. 2. Học sinh - Tìm hiểu về quần xã. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, động não, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, chia sẻ nhóm đôi, phòng tranh. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, khăn phủ bàn. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Lấy VD về quần xã, sau đó cho biết: loài có số lượng lớn nhất trong quần xã đó hay loài chỉ có ở quần xã đó mà không có ở quần xã khác. HS: Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, trực quan. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình 30.3, 30.4 nêu sự sai khác cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc. HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời. + Các nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, chốt kiến thức GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Thảo luận và hoàn thành bảng 30.2 HS: Trình bày trước lớp, lắng nghe ý kiến các nhóm khác và nhận xét của GV để hoàn thiện vào vở. GV: Yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu bảng thảo luận để trả lời: + Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở điểm nào? + Cho biết loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau căn bản ở điểm nào? HS: Các nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã + Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhưng số lượng cá thể mỗi loài rất ít. Quần xã rừng thông phương Bắc số lượng cá thể nhiều nhưng số loài ít. Hoàn thành bảng 30.1 - Hoàn thành bảng 30.2 + Độ đa dạng nói về số lượng loài trong quần xã. + Độ nhiều nói về số lượng cá thể có trong mỗi loài. + Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt động của chúng. + Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quẫn xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài khác. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân lấy VD về một số quần xã, trong đó nêu rõ loài ưu thế, loài đặc trưng. HS: hoạt động căp đôi trao đổi chéo sản phẩm, nhận xét cho nhau. + Đại diện một số nhóm báo cáo GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập VD: thực vật có hạt là quần thể có ưu thế ở quần xã sinh vật trên cạn.Quần thể cây cọ đặc trưng cho quần xã sinh vật đồi ở Phú Thọ, cá trắm cỏ hoặc cá mè là quần thể ưu thế trong quần xã ao hồ. D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu môi trường sống của các loài cá nước ngọt. HS: Về nhà thực hiện nhiệm vụ GV giao D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng