Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Phòng chống tai nạn, thương tích (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 27: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. - Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải. 2. Kĩ năng - Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. TRỌNG TÂM - Tìm hiểu một số tai nạn thương tích - Nguyên tắc phòng ngừa tai ạn, thương tích III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về tai nạn, thương tích, các biển cảnh báo, bảng phụ, máy chiếu. 2. Học sinh - Nghiên cứu các thông tin về tai nạn, thương tích. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, khăn phủ bàn. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau đó thống nhất ý kiến nhóm đưa đáp án cho các yêu cầu sau: + Em hãy kể tên một số tai nạn thương tích chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. + Em hãy giải thích ý nghĩa của câu: “Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo”. + Em hãy bình luận (nêu ý kiến của em) về hình ảnh em quan sát được dưới đây... HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Một số tai nạn thương tích GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin sau đó thảo luận nhóm để: + Hoàn thiện bảng 27. 1. + Tai nạn thương tích là gì? + Thương tích là gì? + Lấy ví dụ trong thực tiễn mà em đã gặp (đã quan sát được) để phân biệt “Tai nạn” với “thương tích”. HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu. - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - HS nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Một số tai nạn thương tích. - Tai nạn là một sự việc xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương/ thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Gồm 2 loại: + Không chủ định: thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó đoán trước được như: ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối. + Có chủ định: Thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được như: Chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành,... - Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ,...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu oxi, mất nhiệt. + Thương tích có thể lí giải và phòng tránh được. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân. 2. Phương pháp: Vấn đáp. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời. Câu 1: Thương tích có đặc điểm: A. Không có nguyên nhân và không phòng tránh được. B. Có thể lí giải và không phòng tránh được. C. Có thể lí giải và phòng tránh được. D. Có nguyên nhân và không phòng tránh được. Câu 2: Tình huốn nào sau đây là tai nạn không chủ định: A. Tai nạn giao thông. B. Điện giật. C. Xung đột vũ trang. D. Nhiễm phóng xạ. HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy cho biết khi tham gia một số hoạt động: Chơi bóng đá, đua xe có thể gặp những tai nạn, thương tích nào? HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về tình trạng tai nạn, thương tích ở Việt Nam. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng