Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ôn tập văn bản nghị luận- Mở rộng câu. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 24: ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN – MỞ RỘNG CÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hiểu được thế nào là dùng cụm chủ vị ( C – V) để mở rộng câu (tức dùng cụm C – V để làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ). Nhận biết được các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu. Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích 2. Kĩ năng: Mở rộng câu bằng cách dùng cụm C – V làm thành phần của câu trong nói và viết. Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận giải thích, so sánh với các đề nghị luận chứng minh 3.Thái độ: Có ý thức sử dụng câu mở rộng thành phần cho chính xác. Có ý thức sử dụng văn bản nghị luận chứng minh trong cuộc sống. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tài liệu, dụng cụ giảng dạy… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? - HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ ? Đọc lại các bài văn nghị luận đã học và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây: - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. Hoàn thiện bảng: -> Xem tại đây: /de-bai/doc-lai-cac-bai-van-nghi-luan-da-hoc-va-dien-vao-bang-ke-theo-mau-duoi-day.html B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs thực hiện yêu cầu mục 2.a,b,c. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại cột bên trái. ? Hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình. ? Những câu tục ngữ đã học có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Tìm hiểu về văn bản nghị luận a. Thể loại Yếu tố Truyện Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện Kí Nhân vật, người kể chuyện Thơ trữ tình Nhân vật, vần, nhịp Tùy bút Nhân vật, người kể chuyện. Nghị luận Luận điểm, luận cứ. b. Sự khác nhau: Nghị luận Trữ tình, tự sự - Chủ yếu dùng lí lẽ dẫn chứng và các lập luận (sắp xếp các luận điểm, luận cứ) nhằm thuyết phục nhận thức người đọc. - Chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kể chuyện biểu cảm nhằm tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng hình thức khác nhau. c. Vì: Những câu tục ngữ cũng có đầy đủ về ý nghĩa, dẫn chứng và luận điểm, chúng đều bàn luận về vấn đề xã hội, chính trị,.... - GV cho hs thực hiện yêu cầu mục 2a,b,c. - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Tìm các cụm danh từ có trong câu sau: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có (...) ? Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ vừa tìm được. ? Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu C-V làm thành phần gì. - Đại diện nhóm trả lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. a. Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không, những tình cảm ta sẵn có. b. PN trước Trung tâm PN sau Những tình cảm ta không có Những tình cảm ta sẵn có c. Câu: Chị Ba đến // khiến tôi /rất vui và vững tâm + Vai trò của cụm CN1-VN1 “chị Ba đến” là làm chủ ngữ + Vai trò của cụm CN2-VN2 “tôi rất vui và vững tâm” à làm bổ ngữ Câu: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái + Vai trò cụm CN1-VN1 “ nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái” là làm vị ngữ Câu: Chúng ta// có thể nói rằng trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời /sinh cốm nằm ủ trong lá sen + Vai trò của các cụm CN1-VN1 “trời sinh ra lá sen..” và CN2-VN2 “trời sinh cốm nằm ủ..” là làm phụ ngữ cho cụm động từ Câu: Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt// chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách Mạng tháng Tám /thành công + Vai trò của CN1-VN1 “Cách Mạng tháng Tám /thành công” là làm phụ ngữ cho cụm danh từ - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3/92 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - HĐ : Từng cặp thực hiện yêu cầu mục 3a,b. - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày 1 phút - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các cặp, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: LÒNG KHIÊM TỐN. ? Đọc nội dung trong bảng sau và cho biết: Mục đích của giải thích là gì và có những phương pháp giải thích nào? - GV mời h/s chia sẻ và góp ý kiến chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về chuẩn mực sử dụng từ a(1). Bài văn giải thích về: lòng khiêm tốn. Giải thích bằng cách kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn. (2) Những câu văn định nghĩa có trong bài văn: + Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật. + Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người. + ...... (3) Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là cách giải thích (4) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân cùa thói không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích. b. Mục đích của giải thích là làm cho con người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạp lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích nhầm nâng cao nhận thức , trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. - Người ta thường giải thích bằng các cách : + Nêu định nghĩa + Kể ra các biểu hiện + So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác + Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. C - D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1 - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Đọc văn bản sau và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong văn bản ( LÒNG NHÂN ĐẠO) - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2. - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì. - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Gv cho h/s làm bài tập 3. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Hãy xếp nhưng câu dưới đây vào các ô cho phù hợp: - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Gv cho h/s làm bài tập 4. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Viết một cặp câu trong đó mỗi câu trình bày một ý riêng, sau đó hãy gộp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà thay đổi nghĩa chính của chúng. - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Vấn đề giải thích : lòng nhân đạo - Phương pháp giải thích: + Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo tức là lòng thương người + Nêu các biểu hiện của lòng thương người: ông lão hành khất, đứa trẻ nhặt từng mẩu bánh, mọi người xót thương + Lập luận đối chiếu bằng cách đưa ra câu nói của Thánh Găngđi : " Chinh phục được mọi người . lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy". 2a. Cụm C-V: người ta/gặt mang về => làm định ngữ trong câu b. khuôn mặt/ đầy đặn => Cụm C-V là vị ngữ c. Cụm CN1–VN1: cô gái Vòng/ đỗ gánh, giở từng lớp sen=> làm định ngữ Cụm CN2–VN2: Chúng ta/ thấy hiện ra từng lá cốm => làm bổ ngữ d. Cụm CN1-VN1: một bàn tay /đạp vào vai => làm chủ ngữ Cụm CN2-VN2: hắn/ giật mình => làm bổ ngữ (H/s làm tiếp câu e, g) 3. Câu đã gộp lại: a. Chúng em học giỏi nên cha mẹ và thầy cô rất vui lòng b. Chính vì Tiếng Việt rất giàu thanh điệu nên lời nói của người Viêt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc. c. Từ cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới. 4. H/s tự viết đoạn văn có thể sử dụng câu: VD: Em ôn luyện rất chăm chỉ. Kì thi vừa qua em đã đạt thành tích rất cao. => Chuyển: Vì em ôn tập rất chăm chỉ nên kì thi vừa qua em đã đạt thành tích rất cao. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Đọc các văn bản sau và chỉ ra phương pháp giải thích trong mỗi văn bản. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)