Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ôn tập. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 16: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Nêu được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thơ trữ tình. Phân tích và đưa được một số dẫn chứng minh họa các đặc điểm tiêu biểu của ca dao trữ tình, thơ Đường, thơ trữ tình trung đại và hiện đại Việt Nam đã học. Phân biệt rõ các từ loại tiếng Việt, xác định được các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ Hán Việt. Có kĩ năng và ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ôn tập tổng hợp, khái quát nội dung. Rèn kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực. 3.Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, một số hình ảnh, bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả. Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Mùa xuân của tôi" 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh kết nối vào bài học mới. - Phương pháp: hoạt động nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi theo nhóm: Đưa ra tên tác phẩm yêu cầu các nhóm xung phong trước được quyền trả lời. Nhóm nào trả lời được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, trò chơi. - KT:chia nhóm, động não - Đại diện hs trả lời. - GV chốt. Đọc tên tác phẩm – nói đúng tên tác giả: - Cảm nghi trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch. - Phò giá về Kinh – Trần Quang Khải - Cảnh khuya – Hồ Chí Minh - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Hạ Tri Chương - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Tổng hợp khái quát kiến thức đã học - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động 1: -Hs hoạt động cặp đôi yêu cầu B.1,2/104 -HĐ : cặp -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não HS trao đổi chéo bài kiểm tra cho nhau ? Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho thích hợp? - Gọi đại diện cặp báo cáo, cặp khác chia sẻ. - Gv chuẩn kiến thức trên màn chiếu. 1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp. - Qua đèo Ngang: 4 - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: 6 - Sông núi nước Nam: 5 - Tiếng gà trưa: 7 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: 2 - Cảnh khuya: 3 Hoạt động 2: - HĐ: nhóm yêu cầu mục 2/105 -PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Ý kiến nào dưới đây em cho là chính xác hoặc ko chính xác? - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - HĐ: nhóm yêu cầu mục 3/105 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Đọc và nêu nội dung chính của mỗi đoạn dưới đây: - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. 2. Không chính xác: a, d, e, g, i, k Chính xác: b, c, h, 3. - Qua đèo Ngang: Bát cú đường luật - Tiếng gà trưa: Ngũ ngôn - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tuyệt cú - Sông núi nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được, củng cố lại kiến thức kĩ năng. - Phương pháp: hoạt động nhóm, cá nhân. Hoạt động 1: - HĐ nhóm yêu cầu mục C.1,2/106 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Nêu nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ dưới đây: ? Đọc lại hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Rằm tháng giêng; nhận xét về cản vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện mỗi bài. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức 1. Nội dung trữ tình: thể hiện niềm ưu tư, canh cánh một tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân. Hình thức thể hiện: + Hình thức tự sự: Suốt ngày ôm nỗi ưu tư; Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. + Hình thức miêu tả: Quàng chăn nghủ chẳng yên + Hình thức so sánh: Tấm lòng ưu ái như nước cuộn ngày đêm => Nỗi lo âu mãnh liệt 2. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và rằm tháng giêng: a. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: - Cảnh vật được miêu tả: đêm trăng sáng nơi đất khách quê người. - Tình cảm được biểu hiện: Là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê- là biểu cảm trực tiếp và tình cảm đó được thể hiện 1 cách nhẹ nhàng, sâu lắng. b. Rằm tháng giêng: - Cảnh vật được miêu tả: cảnh đêm trăng sáng nơi không gian bao la rộng lớn… - Tình cảm: Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tin tưởng lạc quan vào chiến thắng… Hoạt động 2: - HĐ : cá nhân yêu cầu bài 3, 4. - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não, trình bày ? Em hãy đọc các ý kiến dưới đây và đánh dấu x vào ô phù hợp ? Đọc các sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp để điền vào ô trống: - HS báo cáo kết quả ; bổ sung - GV nhận xét, đánh giá, kết luận Hoạt động 3: - HĐ nhóm yêu cầu mục C.5,6/108 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng. ? Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 3. Ý kiến chính xác: b, c, e. 4. Câu a b Ví dụ - xe đạp - chân tay - xanh xanh - lung linh - lấm tấm - Nó, mày, tao, chúng tôi - Bấy, bấy nhiêu - Vậy, thế - Ai, gì - Bao nhiêu, bấy nhiêu - Sao, thế nào 5. Ý nghĩa và chức năng DT, ĐT, TT QHT Ý nghĩa - Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất. - Biểu thị ý nghĩa quan hệ. Chức năng - Làm thành phần của cụm từ, của câu - Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu 6. Nghĩa các yếu tố Hán Việt: Bạch (bạch cầu): trắng Bán (bức tượng bán thân): một nửa Cô (cô độc): một mình Cư (cư trrú): nơi ở Cửu (cửu chương): chín Dạ (dạ hương, dạ hội): đêm Đại (đại lộ, đại thắng): to, lớn Điền (điền chủ, công điền): ruộng Hà (sơn hà): sông Hậu (hậu vệ): sau Hồi (hồi hương, thu hồi): về Hữu (hữu ích): có Lực (nhân lực): sức Mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây gỗ nguyệt (nguyệt thực): trăng Nhật (nhật kí): ngày Quốc (quốc ca): nước Tam (tam giác): ba Tâm (yên tâm): lòng, dạ Thảo (thảo nguyên): cỏ Thiên (thiên niên kỉ): nghìn Thiết (thiết giáp): thít lại Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): chưa đủ Thôn (thôn dã, thôn nữ): thôn quê Thư (thư viện): sách Tiền (tiền đạo): trước Tiểu (tiểu đội): nhỏ Tiếu (tiếu lâm ): cười Vấn (vấn đáp): hỏi HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Đọc lại những bài văn từ đầu năm. ghi lại những từ em dùng sai và sửa lại cho đúng. 2. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống– Phóng đại,lục bát, nói quá, so sanh… HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Đọc lại các tác phẩm trữ tình đã học. thuộc các câu, đoạn hoặc bài em thích. 2. Đọc thêm các tác phẩm trữ tình. Chép vào vở hoặc sổ tay những bài em thích. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)