Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ngẫu nhiên viết nhận buổi mới về quê. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 10: NGẪU NHIÊN NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh, thể hiện cảm xúc và tâm trạng của tác giả trong khoảnh khắc vừa trở về quê cũ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành sâu sắc qua bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương; nhận xét đượctác dụng của nghệ thuật đối trong thơ Đường và tầm quan trọng của câu thơ cuối của bài thơ tuyệt cú. Nhận biết từ trái nghĩa, các loại từ đồng nghĩa 2. Kĩ năng: Biết lựa chọn và sử dụng từ trái nghĩa phù hợp. Trình bày miệng được bài văn phát biểu cảm tưởng. Tự xác định và sửa chữa các lỗi (nếu có) trong bài văn biểu cảm. 3.Thái độ: Yêu mến và trân trọng tình yêu quê hương chân thành sâu sắc thông qua văn bản văn học Trung Quốc thời nhà Đường. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh để bước vào bài học mới. - Phương pháp: hoạt động cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV: giao nhiệm vụ cho hs hđ chung cả lớp ? Đọc câu chuyện nêu cảm nhận của Bác Hồ đối với quê hương? - GV: Dẫn dắt vào tìm hiểu văn bản Qua câu chuyện ngắn đã nói lên tình cảm gắn bó vô cùng sâu sắc của Bác Hồ đối với quê hương. Người luôn nhớ tất cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất của quê nhà và dành tình cảm đặc biệt cho nhân dân ở quê hương. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: + Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh, thể hiện cảm xúc và tâm trạng của tác giả trong khoảnh khắc vừa trở về quê cũ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành sâu sắc qua bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương; nhận xét đượctác dụng của nghệ thuật đối trong thơ Đường và tầm quan trọng của câu thơ cuối của bài thơ tuyệt cú. + Nhận biêt được từ trái nghĩa. Biết lựa chọn sd từ trái nghĩa cho phù hợp. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… ? Văn bản cần đọc với giọng như thế nào để hấp dẫn người nghe? - GV gọi hs đọc bài - Nhận xét. ? Tác giả? ? Hoàn cảnh ra đời? ? Bố cục? 1. Đọc văn bản - Giọng chậm, buồn, câu 3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, cao hơn và hơi nhấn mạnh thêm 1 chút ở các tiếng: nào, chơi. *Tác giả: Hạ Tri Chương (659-744). Quê: Chiết Giang-TQ. - Là 1 trong những thi sĩ lớn của thời Đường. - 695 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường. - Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm. Biểu lộ 1 trái tim nhân hậu đáng yêu. * Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu. * Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. *Bố cục: 4 phần (Khai, thừa, chuyển, hợp ) Hoạt động 1: - GV giao nhiệm vụ cho hs thực hiện yêu cầu mục 2.a, b/66. - HĐ: cặp đôi - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: Hợp tác, trình bày 1 phút ? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ? ? qua tiêu đề bài thơ, cho biết cách thể hiện tình yêu quê hương ở baì thơ có gì đặc biệt? - Đại diện hs trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - GV giao nhiệm vụ cho hs thực hiện yêu cầu mục B.2c,d,e/67 - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: chia nhóm, động não - GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm. ? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong hai câu đầu? ? Giọng điệu của 2 câu đầu và 2 câu cuối có gì khac biệt? tác giả có tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của các em? ? Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ, cũng như tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu trở về quê hương.? - Đại diện hs trả lời,hs nhóm khác chia sẻ - GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. - Đặc điểm: bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Cách đối: các vế của câu 1 câu 2 tự đối nhau. Gieo vần: ở tiếng thứ 7 của câu 1, 2… Ngắt nhịp: câu 1, 2, 3 nhịp 4/3; câu 4 nhịp 2/5. b. Cách thể hiện tình quê hương: khi mới về quê tác giả không có ý định viết bài thơ này, nhưng chính tình cảm sâu nặng đối với quê hương luôn thường trực và bất cứ lúc nào nhà thơ cũng cần và có thể bộc lộ. chỉ cần 1 tác động nhỏ là mối tình quê có thể ngân lên trong lòng tác giả. c. Tác dụng phép đối: - Câu 1: “Thiếu tiểu li gia” đối với “lão đại hồi”. Tác dụng: khai quát được quàng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác song đồng thời cũng bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. -Câu 2: “ Hương âm vô cải” đối với “mấn mao tồi”. Tác dụng: dùng yếu tố k đổi để làm nổi bật yếu tố không thay đổi. dùng 1 chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. d. Giọng điệu: - Hai câu đầu: bề ngoài dường như bình thản khách quan song vẫn phảng phất buồn. - Hai câu sau: giọng điệu bi hài. Sự đau xót ngậm ngùi kín đáo trước những thay đổi của quê nhà bằng những hình ảnh âm thanh tươi vui. e. Tình cảm của tác giả: - Tình yêu quê hương thăm thiết, bền bỉ của người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ. Hoạt động 1: - GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi câu hỏi mục B.3.a/67 -HĐ: cặp -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? Đọc lại bài “cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” bản dịch cửa Tương Như Và bài “ngẫu nhiên...” bản dịch của Trần trọng San. Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch đó. - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận câu hỏi mục B/3.b.c/67. - HĐ : nhóm -PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch? ? Tìm một số cặp từ trái nghĩa để chứng minh 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kq. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về từ trái nghĩa - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: có cặp từ trái nghĩa ngẩng - cúi - Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê: có các cặp từ trái nghĩa trẻ - già, đi - trở lại. - Ngẩng đầu - cúi đầu: Gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau. - Đi trẻ - về già: Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa. => Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. Cặp từ trái nghĩa : + Chín - sống ( VD: thức ăn đã chín > < thức ăn còn sống) + Chín - xanh (VD: Xoài chín> < xoài xanh) + Tươi - ươn ( VD: Cá tươi> < cá ươn) + Tươi - héo( VD: Hoa tươi> < Hoa héo) => Từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp, cặp đôi Hoạt động 1: -GV giao nhiệm vụ cho hs mục C,1.67. - HĐ: nhóm -PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Căn cứ bản dịch bài Hồi hương ngẫu thư và những điểu cảm nhận được qua việc đọc bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trong San? - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - GV giao nhiệm vụ cho hs mục C,2.67. - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Chọn 1 đề lập dàn ý và trình bày bài phát biểu: luyện nói. - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kq. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi câu hỏi mục C.3,4/68 -HĐ: cặp -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? Tìm các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ sau: ? Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca tục ngữ sau đây. - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: - HĐ: hoạt động chung cả lớp yêu cầu mục C.5/68 - Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: động não, thuyết trình ? Xem lại bài viết số 2 phát hiện lỗi về nội dung, hình thức trình bày (nếu có). 1. * Giống nhau: - Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. - Sát với bản dịch nghĩa * Khác nhau: - Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. Đồng thời cũng không dịch được sát ý thơ tương kiến, bất tương thức (gặp nhau, không biết nhau). - Bản dịch của Trần Trọng San hai câu cuối dịch sát với nguyên tác hơn. Tuy nhiêm âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng. Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn 1. Mở bài: Nêu lên cảm xúc chung về tình bạn: Tình bạn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng của mỗi con người. 2. Thân bài: Cảm nhận về một người bạn tốt. Tinh bạn gắn với những kí niệm vui buồn trong học tập và trong cuộc sống. Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy Niềm hạnh phúc khi có một người bạn tốt. 3. Kết bài: Suy ngẫm của em về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp. 3. Tìm từ trái nghĩa - Cá tươi: cá ươn; hoa tươi – hoa héo. - Ăn yếu – ăn khỏe; học lực yếu – học lực giỏi - Chữ xấu – chữ đẹp; đất xấu – đất tốt. 4. Những từ trái nghĩa: Lành-rách, giàu-nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối. 5. HS đọc bài văn số 2, xác định và sửa chữa lỗi về nội dung và hình thức. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện 1. Nhận xét về sự biểu hiện của tình quê hương trong bài thơ Cảm nghi trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương. 2. Hãy viết một đoạn văn/bài văn ngắn về một kỉ niệm gắn bó với gia đinh, quê hương có sử dụng từ trai nghĩa. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện 1. Em hãy sưu tầm một số đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa. 2. Đọc thêm: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)