Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Kiểm tra giữa kì II. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: KIỂM TRA GIỮA KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh về một số nội dung: Âm thanh, điện tích, dòng điện, khái quát chung về cơ thể người, một số hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết. - Phát hiện và uốn nắn những sai lầm trong nhận thức kiến thức của học sinh 2. Kĩ năng - Đánh giá kĩ năng trình bày bài giải, lập luận chặt chẽ lôgic, vận dụng kiến thức hợp lí vào làm bài tập, từ đó kịp thời phát hiện và khắc phục những sai lầm trong trình bày bài ở học sinh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng thời gian quy định. 4. Năng lực, phẩm chất - NL chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tính toán, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực làm chủ bản thân. - NL chuyên biệt: Năng lực sử dụng các phép tính, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý, năng lực trình bày. - Phẩm chất: Trung thực, tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. II. CHUẨN BỊ 1. Ma trận đề Chủ đề/ Chuẩn KTKN Các mức độ cần đánh giá Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Âm thanh. Nhận bết được nguồn âm, âm cao, âm bổng, âm thấp, âm trầm, tính được tần số của dao động, vận dụng được quy tắc phản xạ âm vào bài toán. Câu 1 Câu 2 Câu 5 Câu 7 Câu 8 Câu 4 Câu 10 7 3,2 32% 3 3 1 0,6 0,6 2 2. Điện tích, dòng điện. Nhận biết được khi nào có dòng điện, hai loại điện tích trong dòng điện. Câu 3 Câu 6 Câu 9 3 0,6 6% 1 2 0,2 0,4 3. Con người và sức khỏe - HS nắm được cấu tạo khái quát cơ thể người, cấu tạo, chức năng, hoạt động và biện pháp bảo vệ 1 số hệ cơ quan như: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết Câu 10 -15 Câu 27 Câu 16 -25 Câu 28 18 câu 6,2 đ 62 % 6 1 10 1 1,2 2 2 1 Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ 10 1 15 1 1 28 2 2 3 2 1 10 40% 30% 30% 100% 2. Bảng mô tả chi tiết Chủ đề Câu Mô tả Chủ đề 1: Âm thanh Nhận biết được nguồn âm, âm cao, âm bổng, âm thấp, âm trầm, tính được tần số của dao động, vận dụng được quy tắc phản xạ âm vào bài toán. 1 2 4 5 7 8 26 Nhận biết: Xác định âm phát ra khi nào Nhận biết: Xác định được âm thanh phát ra từ đâu Hiểu được độ to của âm Nhận biết: Môi trường truyền âm Thông hiểu: Hiểu được khi nào là ô nhiễm tiếng ồn Nhận biết được độ to của âm. Vận dụng thấp: Tính được tần số dao động. Chủ đề 2: Điện tích,dòng điện. Nhận biết được khi nào có dòng điện, hai loại điện tích trong dòng điện. 3 6 9 Nhận biết: khi nào có dòng điện. Thông hiểu: Xác định được vật khi nào thì nhiễm điện âm. Thông hiểu: Xác định được vật khi nào thì bị nhiễm điện. Chủ đề 3: Con người và sức khỏe - HS nắm được cấu tạo khái quát cơ thể người, hiểu và giải thích được cấu tạo, chức năng, hoạt động và biện pháp bảo vệ 1 số hệ cơ quan như: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 27 28 Nhận biết: Vai trò của các tuyến tiêu hóa Nhận biết: Trình bày được nhiệm vụ của từng cơ quan trong khoang miệng Nhận biết: thành phần khói thuốc lá Nhận biết: trình bày được quá trình hô hấp Nhận biết: Vai trò của môi trường trong cơ thể. Nhận biết: Các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu. Vận dụng: Hiểu rõ cấu tạo tim liên quan đến đường đi của máu. Vận dụng: giải thích được tác nhân gây gại cho hề hô hấp Vận dụng: Hiểu được chức năng của hệ hô hấp Vận dụng: giải thích được chức năng chính của ruột non Vận dụng: giải thích được chức năng chính của ruột già Vận dụng: liên hệ thực tế về các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa Vận dụng: liên hệ thực tế về các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp Vận dụng: giải thích được nguyên nhân gây hại cho hệ hô hấp Vận dụng: liên hệ thực tế về các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn Vận dụng: giải thích được hoạt động của hệ bài tiết Nhận biết: đường đi của máu trong hai vòng tuần Vận dụng: liên hệ thực tế giải thích được các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết 3. Đề kiểm tra Đề 1: A. Trắc nghiệm.(5 điểm): Chọn đáp án đúng Câu 1: Âm thanh được tạo ra nhờ A. nhiệt. B. điện. C. ánh sáng. D. dao động. Câu 2: Khi ta nghe đài, âm phát ra từ đâu? A. Từ cái núm chỉnh âm thanh. B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh. C. Từ màng loa đang dao động. D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài. Câu 3: Dòng điện đang chạy trong những vật nào? A. Một viên pin nhỏ đặt trên bàn B. Quạt trần. C. Bút thử điện đặt trên bàn D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. Câu 4: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào sau đây? A. 120dB B.50dB. C .30dB. D. 80dB. Câu 5: Trong các ý dưới đây ý nào sai? Khi tìm hiểu về sự truyền âm thanh,người ta đã đưa ra các ý kiến sau: A. Khi truyền âm trong không khí ,nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém. B. Trong những điều kiện như nhau chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng. C. Khi đứng trong phòng kín ,thì khó có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài, vì chất rắn (kính) truyền âm rất kém. D. Trong những điều kiện như nhau ,chất khí truyền âm kém nhất so với chất lỏng và chất rắn. Câu 6: Một vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm êlectron. C. Vật đó mất bớt êlectron. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương. Câu 7: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất vì siêu âm là âm có tần số rất lớn. B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất vì hạ âm là âm có tần số nhỏ. C. Cả siêu âm và hạ âm đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. D. Các phát biểu A,B,C đều sai. Câu 8: Khi truyền đi xa đại lượng nào của âm thay đổi? A. Vận tốc truyền âm. B. Tần số dao động của âm. C. Biên độ dao động của âm D. Cả ba trường hợp trên. Câu 9: Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa. D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. Câu 10: Tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết? A. Tuyến nước bọt. B. Tuyến gan. C. Tuyến yên. D. Tuyến ruột. Câu 11: Bộ phận nào trong khoang miệng có nhiệm vụ đảo trộn thức ăn? A. Răng. B. Môi. C. Lợi. D. Lưỡi. Câu 12: Chất độc chính có trong khói thuốc lá là A. lưu huỳnh đioxit. B. nito oxit. C. cacbonic. D. nicotin. Câu 13: Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu nào? A. Sự thở và trao đổi khí ở tế bào. B. Sự thở và trao đổi khí ở phổi. C. Sự thở, trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào. D. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào. Câu 14: Môi trường trong cơ thể có vai trò A. tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất. B. giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống. C. giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. D. bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào. Câu 15: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là A. ống đái. B. thận. C. bóng đái. D. ống dẫn nước tiểu. Câu 16: Ngăn tim có thành cơ tim dày nhất là A. tâm thất phải. B. tâm nhĩ trái. C. tâm thất trái. D. tâm nhĩ phải. Câu 17: Trong các tác nhân sau, tác nhân nào gây hại nhiều nhất cho hệ hô hấp? A. Thức ăn ôi thiu. B. Nước uống có ga. C. Môi trường khói bụi. D. Đồ ăn nhiều dầu mỡ. Câu 18: Chức năng của hệ hô hấp là A. giúp cơ thể lấy khí oxi, thải khí cacbonic. B. giúp cơ thể lấy chất dinh dưỡng, thải cặn bã. C. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. D. lọc máu giúp cơ thể đào thải chất độc hại. Câu 19: Chức năng chính của ruột non là A. co bóp nghiện nát thức ăn. B. hấp thụ chất dinh dưỡng. C. đảo trộn thức ăn. D. chứa đựng chất cặn bã. Câu 20: Chức năng chính của ruột già là A. hấp thụ lại nước. B. hấp thụ chất dinh dưỡng. C. đảo trộn thức ăn. D. co bóp nghiện nát thức ăn. Câu 21: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào bảo vệ hệ tiêu hóa tránh khỏi các tác nhân gây hại? A. Tập thể dục nhẹ nhàng sau khi ăn. B. Không ăn thức ăn ôi thiu. C. Ăn ít để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. D. Thường xuyên uống men tiêu hóa. Câu 22: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào em thường dùng để bảo vệ hê hô hấp? A. Mặc áo chống nắng khi đi dưới trời nắng nóng. B. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường. C. Khẩu phần ăn uống hợp vệ sinh. D. Không ăn thức ăn cay nóng. Câu 23: Nguyên nhân nào gây hại trực tiếp cho hệ hô hấp? A. Các vi rút, vi khuẩn ở môi trường sống ô nhiễm. B. Thức ăn để lâu, không đảm bảo vệ sinh. C. Môi trường sống khu vực thành phố. D. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, nước uống có ga. Câu 24: Trong các bệnh sau, bệnh nào là bệnh tim mạch? A. Sỏi thận. B. Men gan cao. C. Đột quỵ D. Viêm phê quản. Câu 25: Nước tiểu chính thức được hình thành ở đâu? A. Nang cầu thận. B. Cầu thận. C. Bể thận. D. Đơn vị chức năng. B. Tự luận (5 điểm) Câu 26: Một lá thép trong 2 phút thực hiện được 1200 dao động. Vật đó có phát ra âm không? Tai người có nghe được âm đó không? Vì sao? Câu 27: Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn? Câu 28: Liên hệ thực tế nêu các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết tránh khỏi các tác nhân gây hại? Đề 2 A. Trắc nghiệm (5 điểm): Chọn đáp án đúng Câu 1: Một vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm êlectron. C. Vật đó mất bớt êlectron. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương. Câu 2: Khi truyền đi xa đại lượng nào của âm thay đổi? A. Vận tốc truyền âm. B. Tần số dao động của âm. C. Biên độ dao động của âm D. Cả ba trường hợp trên. Câu 3: Khi ta nghe đài ,âm phát ra từ đâu? A. Từ cái núm chỉnh âm thanh. B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh. C. Từ màng loa đang dao động. D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài. Câu 4: Âm thanh được tạo ra nhờ A. nhiệt. B. điện. C. ánh sáng. D. dao động. Câu 5: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào sau đây? A. 120dB B.50dB. C .30dB. D. 80dB. Câu 6: Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa. D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. Câu 7: Trong các ý dưới đây ý nào sai? Khi tìm hiểu về sự truyền âm thanh,người ta đã đưa ra các ý kiến sau: A. Khi truyền âm trong không khí ,nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém. B. Trong những điều kiện như nhau chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng. C. Khi đứng trong phòng kín ,thì khó có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài, vì chất rắn (kính) truyền âm rất kém. D. Trong những điều kiện như nhau ,chất khí truyền âm kém nhất so với chất lỏng và chất rắn. Câu 8: Trong các phát biểu sau đây,phát biểu nào là đúng? A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất vì siêu âm là âm có tần số rất lớn. B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất vì hạ âm là âm có tần số nhỏ. C. Cả siêu âm và hạ âm đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. D. Các phát biểu A, B, C đều sai. Câu 9: Dòng điện đang chạy trong những vật nào? A. Một viên pin nhỏ đặt trên bàn B. Quạt trần. C. Bút thử điện đặt trên bàn D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. Câu 10: Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu nào? A. Sự thở và trao đổi khí ở tế bào. B. Sự thở và trao đổi khí ở phổi. C. Sự thở, trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào. D. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào. Câu 11: Trong các tác nhân sau, tác nhân nào gây hại nhiều nhất cho hệ hô hấp? A. Thức ăn ôi thiu. B. Nước uống có ga. C. Môi trường khói bụi. D. Đồ ăn nhiều dầu mỡ. Câu 12: Chức năng của hệ hô hấp là A. giúp cơ thể lấy khí oxi, thải khí cacbonic. B. giúp cơ thể lấy chất dinh dưỡng, thải cặn bã. C. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. D. lọc máu giúp cơ thể đào thải chất độc hại. Câu 13: Bộ phận nào trong khoang miệng có nhiệm vụ đảo trộn thức ăn? A. Răng. B. Môi. C. Lợi. D. Lưỡi. Câu 14: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào bảo vệ hệ tiêu hóa tránh khỏi các tác nhân gây hại? A. Tập thể dục nhẹ nhàng sau khi ăn. B. Không ăn thức ăn ôi thiu. C. Ăn ít để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. D. Thường xuyên uống men tiêu hóa. Câu 15: Chức năng chính của ruột già là A. co bóp nghiện nát thức ăn. B. hấp thụ chất dinh dưỡng. C. đảo trộn thức ăn. D. hấp thụ lại nước. Câu 16: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là A. ống đái. B. thận. C. bóng đái. D. ống dẫn nước tiểu. Câu 17: Nước tiểu chính thức được hình thành ở đâu? A. Nang cầu thận. B. Cầu thận. C. Bể thận. D. Đơn vị chức năng. Câu 18: Ngăn tim có thành cơ tim dày nhất là A. tâm thất trái. B. tâm nhĩ trái. C. tâm thất phải. D. tâm nhĩ phải. Câu 19: Chức năng chính của ruột non là A. co bóp nghiện nát thức ăn. B. hấp thụ chất dinh dưỡng. C. đảo trộn thức ăn. D. chứa đựng chất cặn bã. Câu 20: Trong các bệnh sau, bệnh nào là bệnh tim mạch? A. Sỏi thận. B. Men gan cao. C. Đột quỵ D. Viêm phê quản. Câu 21: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào em thường dùng để bảo vệ hê hô hấp? A. Mặc áo chống nắng khi đi dưới trời nắng nóng. B. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường. C. Khẩu phần ăn uống hợp vệ sinh. D. Không ăn thức ăn cay nóng. Câu 22: Môi trường trong cơ thể có vai trò A. tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất. B. giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống. C. giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. D. bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào. Câu 23: Nguyên nhân nào gây hại trực tiếp cho hệ hô hấp? A . Các vi rút, vi khuẩn ở môi trường sống ô nhiễm. B. Thức ăn để lâu, không đảm bảo vệ sinh. C. Môi trường sống khu vực thành phố. D. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, nước uống có ga. Câu 24: Chất độc chính có trong khói thuốc lá là A. lưu huỳnh đioxit. B. nito oxit. C. cacbonic. D. nicotin. Câu 25: Tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết? A. Tuyến nước bọt. B. Tuyến gan. C. Tuyến yên. D. Tuyến ruột. B. Tự luận (5 điểm) Câu 26: Một lá thép trong 2 phút thực hiện được 1200 dao động. Vật đó có phát ra âm không? Tai người có nghe được âm đó không? Vì sao? Câu 27: Liên hệ thực tế nêu các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết tránh khỏi các tác nhân gây hại? Câu 28: Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn? Đáp án – Biểu điểm Đề 1: A. Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi đáp án đúng – 0,2đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C D B C B D C D C D D C C B 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 C C A B A B B A C D B. Tự luận (5 điểm) Câu 26: (2đ) Tần số dao động của lá thép là: f = 1200: 120 = 10 Hz. Lá thép có phát ra âm. Con người không nghe được âm đó vì 10Hz < 20Hz. Câu 27: - Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ (1đ) - Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn (1đ) Câu 28: (1đ) Hệ bài tiết nước tiểu gồm: (mỗi ý 0,25đ) - Hai quả thận: Lọc máu - ống dẫn nước tiểu: dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng đái. - Bóng đái: dự trữ nước tiểu - Ống đái: dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài Đề 2: A. Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi đáp án đúng – 0,2đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C C D B D C D D C C A D B D 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 B D A B C B C A D C B. Tự luận (5 điểm) Câu 26: (2đ) Tần số dao động của lá thép là: f = 1200: 120 = 10 Hz. Lá thép có phát ra âm. Con người không nghe được âm đó vì 10Hz < 20Hz. Câu 27: (1đ) Hệ bài tiết nước tiểu gồm: (mỗi ý 0,25đ) - Hai quả thận: Lọc máu - ống dẫn nước tiểu: dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng đái. - Bóng đái: dự trữ nước tiểu - Ống đái: dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài Câu 28: - Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ (1đ) - Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn (1đ) III. TỔ CHỨC KIỂM TRA 1. Ổn định tổ chức. 2. Tiến hành kiểm tra IV. THỐNG KÊ KẾT QUẢ SỐ ĐIỂM V. NHẬN XÉT .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................