Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Hoạt động Ngữ văn. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 32: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Biết cách tập hợp, sắp xếp những câu tục ngữ, ca dao, dân ca đã sưu tầm được thành một tài liệu hoàn chỉnh. Có kĩ năng đọc hiểu các câu tục ngữ, ca dao, dân ca địa phương. Từ đó, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn học nghệ thuật của địa phương. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu các câu ca dao, tục ngữ. Nhận biết được ca dao, tục ngữ. Biết cách sử dụng ca dao, tục ngữ. 3.Thái độ: Yêu mến và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc. Yêu quý kho tàng ca dao, dân ca của quê hương, đất nước. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tài liệu, dụng cụ giảng dạy… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: (1). Các hình ảnh trên gợi cho em nghĩ tới bài ca dao nào ? (2). Chép lại và đọc diễn cảm bài ca dao đó. (3). Em thích nhất hình ảnh nào trong bài ca dao này ? (4). Đọc một câu tục ngữ (ca dao) nói về vẻ đẹp của những thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương mà em biết. -HS trao đổi thảo luận, gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. 1. Các hình ảnh trên gợi cho em nghĩ tới bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội 2. Bài ca dao: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn. Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai xây dựng nên non nước này! 3. Em thích nhất hình ảnh: ''Hỏi ai xây dựng nên non nước này! Vì: câu này hàm ý nói lên công lao to lớn củ các vị vua Hùng đã đổ xương máu để xây dựng nên đất nước 4. Đọc một câu tục ngữ( ca dao) nói về vẻ đẹp của những thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương mà em biết => Ca dao( tục ngữ) Hưng Yên: + Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến. + Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Khi sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca, em sắp xếp theo những tiêu chí nào dưới đây ? Nêu một số câu ca dao theo tiêu chí em lựa chọn. ? Em có đồng ý với cách giải thích câu tục ngữ sau không? Vì sao? Đi một ngày đàng, học một sàng khôn : Đi đây đó thì mở rộng tầm hiểu biết, tăng sự khôn ngoan, từng trải. - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Khi sưu tầm tục ngữ ca dao dân ca em nên sắp xếp theo những tiêu chí theo đề tài, theo vùng miền và theo thứ tự bảng chữ cái tiếng việt. 2. Em không đồng ý vì mới chỉ có nghĩa bóng còn chưa có nghĩa đen. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia cặp, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Đây là chùm ca dao do một bạn học sinh sưu tầm. Theo em, bạn đó đã sử dụng tiêu chí nào khi sưu tầm ? - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2 - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Câu tục ngữ nào phù hợp để nói về các trường hợp sau: (sgk) - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Gv cho h/s làm bài tập 3. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Trong những câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào mang màu sắc địa phương ? Vì sao ? - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Gv cho h/s làm bài tập 4, 5 - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Nối câu ca dao ở cột trái với địa danh mà câu ca dao đó nói tới ở cột phải: ? Giải thích tên người, tên địa danh, phong tục được in đậm trong các câu tục ngữ, ca dao sau: - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Tiêu chí sử dụng đó là theo đề tài các địa danh nổi tiếng có liên quan đến các sự kiện lịch sử của dân tộc 2. Câu tục ngữ phù hợp: (1) Cái khó ló cái khôn (2) Một nghề cho chín cò hơn chín nghề. (3) Ở hiền gặp lành,ác giả ác báo 3. Câu mang màu sắc địa phương: " bánh cuốn thanh trì bánh gì Quán Gánh" nhà vì câu này nói đến món ăn đặc sắc hoặc những nét đặc sắc nơi đó. 4. Nối: a – 2 b - 1 c – 3 d – 4 5. Giải thích: + Lê Lai: là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, ông là người đã hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh. + Lê Lợi:là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. + Phú Xuân: là một địa danh của cố đô Huế. + Đồng Nai: là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. + Hội Gióng: là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm : a. Mỗi người thì có một nghề / Con phượng thì múa, con nghê thì chầu. b. Một nghề thì sống, đống nghề thì chết. c. Một nghề thì kín, chín nghề thì hở. d. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. 2. Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được. 3. Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó. 4. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau : Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. 5. Viết phần mở bài cho bài giới thiệu về giá trị của một số câu tục ngữ, ca dao và dân ca địa phương em cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học của trường. 6. Theo em cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Đọc đoạn trích sau để hiểu thêm về hát xẩm. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)