Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Hô hấp và vệ sinh hệ hô hấp (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 24: HÔ HẤP VÀ VỆ SINH HÔ HẤP (T3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được các khái niệm về hô hấp và vệ sinh hô hấp. - Mô tả được chức năng của các cơ quan hô hấp. - Mô tả được các kĩ năng vệ sinh hô hấp của cá nhân và cộng đồng để tăng cường sức khỏe. 2. Kĩ năng - Rèn năng quan sát, mô tả được các kĩ năng vệ sinh hô hấp của cá nhân và cộng đồng để tăng cường sức khỏe. - Thực hành được các phương pháp hô hấp nhân tạo . 3. Thái độ - Hình thành được ý thức giữ gìn vệ sinh hệ hô hấp. 4. Các năng lực, phẩm chất - Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn về về sức khỏe có liên quan đến hệ hô hấp và VS hệ hô hấp - Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp - Tìm hiểu quá trình thông khí ở phổi và dung tích phổi - Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ đường hô hấp - Các bệnh đường hô hấp III. CHUẨN BỊ - GV: Các tranh vẽ có liên quan đến hệ hô hấp. - HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ 3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu nguyên nhân gây các bệnh về hô hấp, các biện pháp hạn chế bệnh về đường hô hấp. 2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống 4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ 5. KT: giao nhiệm vụ, động não... GV: Cho HS thi xem ai tìm ra nhiều nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp nhiều hơn HS: Thi GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: HS nắm được các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi,tia chớp, hoạt động hợp tác Hoạt động 1: Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp GV giao NV cho nhóm: HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng, HS căn cứ vào kết quả bảng đã hoàn thiện thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SHD HS: Đại diện nhóm trả lời nhóm khác NX và bổ sung. Sản phẩm cần đạt: Hình ảnh Vai trò Hình 1 Ngăn cản virut phát tán trong cộng đồng bằng khẩu trang y tế. Hình 2 Bảo vệ ngăn cản bụi đi vào đường hô hấp. Hình 3 Rửa tay có tác dụng ngăn cản sự p át tán bệnh qua đường hô hấp. Hình 4 Phòng bệnh cúm lây lan từ gia cầm. Hình 5 Phòng bệnh gia cầm phát tán trong không khí. GV nhận xét đánh giá và chốt đáp án B. Hoạt động hình thành kiến thức 5. Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp - Nên đeo khẩu trang khi đi đường, khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi hạn chế ô nhiễm từ bụi - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Diệt các vi sinh vật gây bệnh - Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tích cực luyên tập thể dục thể thao đúng cách cách Cơ thể khỏe mạnh có dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu có được dung tích sống lí tưởng. - Tiêm phòng cho vật nuôi và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ Hạn chế dịch cúm gia cầm lây lan sang người. Hoạt động 2: Các bệnh đường hô hấp 1. Mục tiêu: HS hiểu được các bệnh về đường hô hấp 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho cá nhân trả lời: + HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng, HS căn cứ vào kết quả bảng đã hoàn thiện thảo luận nhóm thống nhất kết quả điền bảng. HS: Đại diện nhóm trả lời nhóm khác NX và bổ sung, HS khác NX và bổ sung . GV NX đánh giá và chốt đáp án đúng. 6. Các bênh đường hô hấp Bảng 24.5 Một số bệnh đường hô hấp Tên bệnh Triệu chứng và biện pháp phòng tránh 1- Viêm phổi mãn tính - Triệu chứng: khó thở, thở nhanh thở gấp, đau ngực vùng phổi. Khi ho cảm thấy đau ngực ,nhiều đờm. - Biện pháp phòng tránh: Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Hạn chế hút thuốc lá. 2- Phổi tắc nghẽn (COPD) - Triệu chứng: ho, khạc đờm, khó thở khi thở gắng sức - Biện pháp phòng tránh: không hút thuốc lá, đảm bảo nơi làm việc và sinh hoạt thông gió giảm thiểu tiếp xúc với chất độc hại từ môi trường. Tiêm ngừa cúm, viêm phổi. 3- Viêm phế quản - Triệu chứng: Ho có đờm, sốt và cảm giác ớn lạnh. Cơ thể mệt kèm tức ngực người bệnh khó thở, thở khò khè - Biện pháp phòng tránh: Nên uống nhiều nước để loãng đờm, giữ ấm cơ thể, hạ sốt, tránh xa khói thuốc. 4- Ho - Triệu chứng: ho từng cơn kéo dài - Biện pháp phòng tránh :Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ ấm cơ thể, tiêm phòng bệnh ho gà . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân 3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học; PC: Tự tin, tự lập 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề 5. KT: đặt câu hỏi, công não GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT3 hoạt động luyện tập HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập a, thứ tự đúng: 2-1-3-4 b, thứ tự đúng: 2-1-3 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài để có 1 hệ hô hấp khỏe mạnh HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các biện pháp rèn luyện hệ hô hấp