Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Hệ sinh thái (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 31: HỆ SINH THÁI (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái. Cho ví dụ về một hệ sinh thái và phân tích được các thành phần trong hệ sinh thái đó. - Nêu được định nghĩa chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. - Vẽ được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái. 2. Kĩ năng - Quan sát, thực hành, làm việc với bảng biểu; phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kĩ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập. - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, thực hành, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; bảo vệ môi trường tự nhiên. II. TRỌNG TÂM - Khái niệm hệ sinh thái - Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh về một số hệ sinh thái điển hình, phiếu học tập. - Bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu. 2. Học sinh - Tìm hiểu về hệ sinh thái. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, chia sẻ nhóm đôi, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, khăn phủ bàn, Lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin, quan sát H31.1 trả lời câu hỏi A.1/ tr194-195 SHDH HS: Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động Các loài có trong hình: Giun, cá, chim, chuồn chuồn… - Các nhân tố vô sinh của môi trường là: Đất, nước, ánh sang, nhiệt độ, đất… - Nêu khái niệm hệ sinh thái theo ý hiểu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, trực quan. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Thế nào là một hệ sinh thái? GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin nêu khái niệm Hệ sinh thái. - Hoạt động nhóm: Quan sát H31.2 trả lời các câu hỏi + Những nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng? + Lá và cây mục là thức ăn của những sinh vật nào? + Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng? + Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật? + Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao? + Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhân tố vô sinh của môi trường? + Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào? HS: Trình bày kết quả + Thảo luận nội dung và hoàn thiện vào vở. GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Thế nào là một hệ sinh thái? - Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh). + Nhân tố vô sinh: đất, lá cây mục, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... + Nhân tố hữu sinh: thực vật (cây cỏ, cây gỗ...) động vật: hươu, nai, hổ, VSV... + Lá và cành cây mục là thức ăn của các VSV phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất... + Cây rừng là nguồn thức ăn, nơi ở, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, tạo khí hậu ôn hoà.... cho động vật sinh sống. + Động vật rừng ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật đồng thời góp phần phát tán thực vật, cung cấp phân bón cho thực vật, xác động vật chết đi tạo chất mùn khoáng nuôi thực vật. + Nếu rừng cháy: động vật mất nơi ở, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ, nguồn nước, khí hậu khô hạn... động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác. * Kết luận: - Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần: + Nhân tố vô sinh + Nhân tố hữu sinh: Sinh vật sản xuất; Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3...; Sinh vật phân huỷ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học vấn đáp, nhóm. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1: Đâu là sinh vật sản xuất? A. Nấm. C. gà. B. Tảo. D. Vi khuẩn. Câu 2: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: A. trâu. C. mèo B. bọ ngựa. D. cây nhãn. Câu 3: Sinh vật nào sau đây là sinh vật phân hủy? A. Rêu. C. Nấm. B. Hổ. D. Con người. HS: Hoạt động căp đôi trao đổi chéo sản phẩm, nhận xét cho nhau. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về : + Chuỗi thức ăn; + Báo cáo “Hành tinh sống” của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng