Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Giới thiệu chung về cơ thể người (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 22: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜI (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS kể tên được các hệ cơ quan trong cơ thể người. - Nêu được khái quát cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan. - Phân tích được sự phối hợp hoạt động giữa các hệ cơ quan trong cơ thể người. 2. Kĩ năng - Kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể 3. Thái độ - Biết cách bảo vệ cơ thể, ăn uống khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh. 4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS. - Năng lực: NL Quan sát tranh thu thập thông tin; NL hợp tác nhóm, báo cáo khoa học; NL xác định vị trí các cơ quan bộ phận trên cơ thể người từ đó BV cơ thể.... - Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Các hệ cơ quan trong cơ thể người: Hệ vận động; hệ tuần hoàn; hệ hô hấp; hệ tiêu hóa; hệ bài tiết; hệ thần kinh; hệ nội tiết, hệ sinh dục III. CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu kĩ SHD và các tài liệu liên quan - HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ 3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cơ thể người 2. NL – PC: NL hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ MT 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống 4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ 5. KT: giao nhiệm vụ, động não... GV: Cho HS kể tên 1 số hệ cơ quan còn lại HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: HS kể tên, cấu tạo, chức năng các cơ quan trong cơ thể người 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác GV: giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc thông tin về các hệ cơ quan thảo luận nhóm : + Hoàn thành bảng 22.2 (5 đến 8) HS: Cá nhân HS tìm hiểu thông tin SHD. Sau đó thảo luận nhóm hoàn thành bảng 22.2. + Đại diện nhóm báo cáo trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Thông báo đáp án. HS: Theo dõi, tự hoàn thiện. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Các hệ cơ quan của cơ thể người * Bảng 22.2 - Chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể Hệ cơ quan Tên các cơ quan Chức năng 5. Hệ bài tiết - Gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái - Da có tuyến mồ hôi Lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài - Bài tiết 6. Hệ thần kinh Gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh Điều khiển hoạt động của tất cả các cơ quan làm cơ thể thích nghi với MT ngoài và trong cơ thể. Ở người bộ não là cơ sở của mọi hoạt động tư duy. 7. Hệ nội tiết Gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và các tuyến sinh dục Tiết ra các hoocmon đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí nên có vai trò chỉ đạo như hệ TK. 8. Hệ sinh dục + Ở nam: đôi tinh hoàn, ống dẫn tinh + Ở nữ: hai buồng trứng, ống dẫn trứng Có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. Vai trò của tim: Hút máu về và đẩy máu đi khắp cơ thể. Điền chú thích H22.9 A- Mũi D- phổi B- Hầu E- Phế quản C- Khí quản G- Cơ hoành Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan 1. Mục tiêu: HS nêu VD chứng minh được các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động 2. NL – PC: tư duy sáng tạo , năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não , đặt câu hỏi,tia chớp , hoạt động hợp tác - GV: giao NV cho HS nghiên cứu thông tin thảo luận nhóm trả lời: ? Lấy ví dụ minh họa và phân tích được sự phối hợp hoạt động giữa các hệ cơ quan trong cơ thể người để chứng minh CT người là một khối thống nhất? (VD: SHD tr 183) HS nghiên cứu và TLN. + Đại diện nhóm báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức 2. Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan - Cơ thể là một thể thống nhất .Sự HĐ của các cơ quan trong một hệ cũng như sự HĐ của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn thống nhất với nhau C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân 3. NL – PC cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học; PC: Tự tin, tự lập 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề 5. KT: đặt câu hỏi, công não GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm các CHTN Khoanh tròn vào chữ cái các ý trả lời đúng: Câu 1: Hệ cơ quan nào thực hiện chức năng chỉ đạo chung hoạt động của các hệ cơ quan khác? A. Tuần hoàn. B. Thần kinh. C. Vận động. D. Sinh sản. Câu 2: Máu đi nuôi cơ thể là sự phối hợp của hệ tuần hoàn với hệ nào? A. Tuần hoàn. B. Tiêu hóa. C. Hô hấp. D. Sinh sản. HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân GV: Chữa bài D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế về sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm cấu tạo và hoạt động của một số hệ cơ quan trong cơ thể.