Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Đức tính giản dị của Bác Hồ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 29: ÔN TẬP VĂN BẢN VĂN HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức :  Hs nhớ, hiểu nhan được đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng thể loại của các văn bản và sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện trong các văn bản đã học. 2. Kĩ năng:  Hs rèn luyện được kĩ năng so sánh và hệ thống hoá, đọc thuộc lòng thơ, lập được bảng hệ thống phân loại . 3. Thái độ:  Có ý thức nghiêm túc trong giờ học. 4. Năng lực, phẩm chất:  Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.  Phẩm chất: tự tin, tự chủ II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tài liệu, thiết bị giảng dạy… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Thi đọc diễn cảm một số tác phẩm đã học ở trong chương trình Ngữ văn lớp 7. -Hs thi đọc thơ, gv lắng nghe, nhận xét. Tác phẩm trong ngữ văn 7 bao gồm: + Thơ trung đại Việt Nam: sông núi nước Nam, Qua Đèo Ngang. + Thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, rằm tháng giêng. + Thơ hiện đại: tiếng gà trưa. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động nhóm tìm hiểu về các thể loại văn học - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây: Ca dao, tục ngữ; tục ngữ; thơ trữ tình; thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; thơ lục bát… - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Hệ thống hóa các thể loại văn bản đã học. a. (1) Ca dao, tục ngữ: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc (2) Tục ngữ: là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền (3) Thơ trữ tình: là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm (4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc. (5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 5 chữ (6) Thơ lục bát: Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động nhóm tìm hiểu các văn bản đã học Ngữ văn 7. - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Chọn mỗi loại một văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 7 và hoàn thành bảng sau: - Đại diện nhóm trả lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - GV cho hs hoạt động nhóm vẽ sơ đồ tư duy các văn bản đã học Ngữ văn 7. - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống các văn bản đã học. - Đại diện nhóm trả lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Hệ thống hóa các văn bản đã học. b. (1) Ca dao, dân ca – Những câu hát về tình cảm gia đình – dân gian - Bày tỏ tâm tình,nhắc nhở về công ơn sinh thành ,tình mẫu tử và anh em ruột thịt. (2) Tục ngữ - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất – dân gian - Truyền đạt những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc quan sát các hiên tương thiên nhiên và trong lao động sản xuất. (3) Thơ trung đại VN – Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương - Ca ngợi vẻ đẹp và nhân cách trong trắng ,son sắt của người phụ nữ việt nam thời xưa ,cảm tương sâu sắc cho thân phận chìm nổi bấp bênh của họ. (4) Thơ Đường – Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch - Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và bộc lộ tính cách mạnh mẽ ,hào phóng của tác giả. (5) Thơ hiện đại – Cảnh khuya – Hồ Chí Minh - Thể hiện tình cảm với nhiên nhiên , tâm hồn thi sĩ ,nhạy cảm ,lòng yêu nước sâu nặng của tác giả,phong thái ung dung ,lạc quan của bác . (6) Truyện, kí – Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hòa - Khuyên chúng ta nên giữ gìn tổ ấm gia đình ,vun đắp ,bảo vệ ,bồi dưỡng cho nó ngày một tốt đẹp ,bền chặt hơn . (7) Tùy bút – Một thứ quà của lúa non : Cốm – Thạch Lam - Nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy. (8) Văn bản nghị luận – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh - Làm sáng tỏ một chân lí :"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta ''. (9) Văn bản nhật dụng – Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn - Lên án bọn quan lại thời xưa, không quan tâm đến dân chúng,bóc lột, cậy quyền chức, hà hiếp nhân dân và bày tỏ niềm thương cảm, xót xa trước cảnh dân chúng chống chọi lại thiên tai. c. Hs tự vẽ sơ đồ tư duy: - Tục ngữ : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội ; Tục ngữ về con người và xã hội. - Thơ trữ tình : sông núi nước Nam, phò giá về kinh, bài ca Côn Sơn, bánh trôi nước, qua đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, sau phút chia li. - Thơ trữ tình hiện đại : cảnh khuya, tiếng gà trưa, rằm tháng giêng. - Thơ Đường : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, xa ngắm thác núi Lư, bài ca nhà tranh bị gió thu phá. - Tùy bút : mùa xuân của tôi, một thứ quà của lúa non, Sài Gòn tôi yêu. - Văn bản nhật dụng : Cổng trường mở ra, cuộc chia tay của những con búp bê, ca Huế trên sông Hương. - Văn bản nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sự giàu đẹp của tiếng việt, đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương. - GV cho hs hoạt động nhóm vẽ sơ đồ tư duy các dấu câu đã học Ngữ văn 7. - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Hãy nhắc lại các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học trong chương trình ngữ văn 7. - Đại diện nhóm trả lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 3. Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học. Các kiểu câu đơn : + Phân loại theo mục đích nói : Câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán + Phân loại theo cấu tạo:Câu bình thường, câu đặc biệt - Các dấu câu đã học là: + Dấu chấm + Dấu phẩy + Dấu chấm than(chấm cảm) + Dấu hỏi + Dấu chấm lửng + Dấu gạch ngang + Dấu 2 chấm + Ngoặc đơn HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Ghi tóm tắt nội dung chính của các bài thơ / đoạn thơ ở cột trái vào cột phải trong bảng dưới đây : - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các cặp ? Nêu vắn tắt đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học ở lớp 7 theo bảng sau : - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Nội dung chính của văn bản: - Qua đèo ngang: Tả cảnh đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ nhưng lại heo hút, nỗi nhớ nhà, nỗi buồn, cô đơn, thương nước của bà Huyện Thanh Quan. - Bạn đến chơi nhà: Tình bạn keo sơn thắm thiết, trân trọng tình bạn hơn vật chất. - Rằm tháng giêng: Cảnh sắc xuân mênh mông thoáng đất gắn liền với lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan. - Cảnh khuya: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. - Tiếng gà trưa: Tình cảm quê hương, gia đình quá nhiều kỉ niệm tuổi thơ. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình yêu quê hương trong khoảnh khắc đêm vắng. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Tình cảm bồi hồi pha chút xót xa lúc mới về quê. 2. Nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học: (1) Cổng trường mở ra: + ND: Lòng yêu con của người mẹ và vai trò to lớn của trường học. + NT: Tự bộc bạch cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. (2) Cuộc chia tay của những con búp bê: + ND: Tổ ấm của gia đình rất quý giá, quan trọng, cần bảo vệ, không được làm tổn hại đến tình cảm đó. + NT: Dẫn truyện hợp lý, miêu tả tâm lý nhân vật thành công. (3) Mùa xuân của tôi: + ND: Lòng yêu quê hương, đất nước thể hiện trong nỗi nhớ của người con xa quê. + NT: Tùy bút trữ tình sâu lắng. (4) Một thứ quà của lúa non: Cốm + ND: Cốm là sản vật đồng quê đã làm nên nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Việt Nam. + NT: Tùy bút giàu tình trữ tình, tinh tế, sinh động. (5) Ca Huế trên sông Hương: + ND: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt độc đáo làm nên nét đẹp văn hóa của dân tộc, cần giữ gìn. + NT: Thuyết minh kết hợp biểu cảm. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Xác định các câu đơn trong đoạn trích dưới đây và hoàn thành bảng sau: (Sgk trang 92, 93 sgk). 2. Đọc đoạn trích dưới đây và điền dấu câu thích hợp và điền dấu câu thích hợp vào ô trống : (Sgk trang 93 sgk) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm trên Internet hoặc trong sách báo một số văn bản ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng và nêu nội dung chính mỗi văn bản đó. 2. Đọc thêm: Nỗi oan hại chồng. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)