Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Đa dạng các nhóm sinh vật (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 12: ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT (T3) I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các tiêu chí để đánh giá sự đa dạng các nhóm sinh vật. - Nêu được ý nghĩa của sự đa dạng các nhóm sinh vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích. - Vẽ biểu đồ. 3. Thái độ - Yêu thích bộ môn, có hứng thú học môn sinh học 4. Các năng lực, phẩm chất - Năng lực: NL giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, NL sử dụng NN chuyên môn - Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, sống yêu thương và bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Sự đa dạng của các nhóm sinh vật: Vi khuẩn, virut, nguyên sinh vật, thực vật, động vật - Sự đa dạng trong loài III. CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu kĩ SHD và các tài liệu liên quan. - HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ 3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cấu tạo, vai trò của nguyên sinh vật. 2. NL, PC: NL giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ MT 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân giải quyết tình huống 4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ 5. KT: giao nhiệm vụ, động não... GV: Cho HS chơi trò chơi: Ai thông thái hơn? Nhóm HS thi xem nhóm nào kể tên được nhiều SV có cấu tạo cơ thể là 1 TB? HS: Tham gia chơi trò chơi GV: Nhận xét ý thức HS khi tham gia chơi trò chơi => Vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo, môi trường sống và hình thức dinh dưỡng của nguyên sinh vật 2. NL cần đạt: NL giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu ... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết chia sẻ... 3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm trong lớp học. 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề, PPDH hợp tác 5. KT: giao nhiệm vụ, động não, chia nhóm Hoạt động 1: Nguyên sinh vật GV giao nhiệm vụ: HS đọc nội dung thông tin SHD để tìm hiểu hai vấn đề: + Cấu tạo của nguyên sinh vật + Kích thước, môi trường sống + Hình thức dinh dưỡng HS: Cá nhân đọc SHD trả lời câu hỏi. GV: cùng HS chốt KT chuẩn. B. Hoạt động hình thành kiến thức 3. Nguyên sinh vật * Đặc điểm - Tổ chức cơ thể đa số là đơn bào, một số là tập đoàn hoặc đa bào. - Kích thước hiển vi. - Môi trường sống : Ẩm ướt. - Dinh dưỡng: Tự dưỡng, dị dưỡng hoặc vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng. * VD: Trùng roi xanh, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo đơn bào.. Hoạt động 2: Thực vật 1. Mục tiêu: HS nắm được môi trường sống, hình thức sinh sản, đại diện 2. NL cần đạt: NL giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu, hợp tác ...Phẩm chất: Sống yêu thương, biết chia sẻ... 3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm trong lớp học. 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề, PPDH hợp tác 5. KT: giao nhiệm vụ, động não, chia nhóm GV giao nhiệm vụ: HS đọc nội dung thông tin SHD để tìm hiểu hai vấn đề: + Môi trường sống. + Hình thức sinh sản. + Đại diện HS: Cá nhân đọc SHD => Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. GV: cùng HS chốt KT chuẩn. 4. Thực vật Bảng 12.2 . Đặc điểm các ngành thực vật ĐĐ Rêu D.xỉ TV Hạt trần TV Hạt kín Nơi sống Nơi ẩm Nơi có a/s yếu Khí hậu lạnh Khắp mọi nơi SS Bào tử Bào tử Hạt (nằm lộ trên các lá noãn hở) Hạt (nằm trong quả) Đại diện Rêu D.xỉ Thông Ớt - Thực vật là những cơ thể đa bào có nhân thực, có vách tế bào cấu tạo từ xenlulozơ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức cơ bản về nguyên sinh vật và thực vật 2. NL cần đạt: NL tự học, NL tri thức về sinh học, NL giải quyết vấn đề... 3. PC: Tự tin, tự lập 4. Hình thức tổ chức: Hoạt động cặp đôi. 5. PP: Nêu và giải quyết vấn đề. 6. KT: giao nhiệm vụ, công não. GV: Giao bài tập trắc nghiệm, chọn đáp án đúng : Câu 1: Đa số nguyên sinh vật có cấu tạo gồm : A. Một tế bào. B. Nhiều tế bào. C. Chưa có cấu tạo TB. D. Nhiều hình dạng. Câu 2: Thực vật có hình thức dinh dưỡng nào ? A. Tự dưỡng. B. Dị dưỡng. C. Bán kí sinh. D. Độc lập. GV yêu cầu HS làm thêm bài tập 2 phần hoạt động luyện tập HS: Hoạt động cặp đôi làm bài tập GV: Hướng dẫn HS chốt KT chuẩn C. Hoạt động luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học trong bài về nhà tìm hiểu thêm các nguyên sinh vật và thực vật khác có trong đời sống hàng ngày. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS về nhà viết đoạn văn khoảng 500 từ về vai trò của thực vật đối với con người và động vật.