Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Đa dạng các nhóm sinh vật (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 12: ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT (T2) I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các tiêu chí để đánh giá sự đa dạng các nhóm sinh vật. - Nêu được ý nghĩa của sự đa dạng các nhóm sinh vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích. - Vẽ biểu đồ. 3. Thái độ - Yêu thích bộ môn, có hứng thú học môn sinh học 4. Các năng lực, phẩm chất - Năng lực: NL giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, NL sử dụng NN chuyên môn - Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, sống yêu thương và bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Sự đa dạng của các nhóm sinh vật: Vi khuẩn, virut, nguyên sinh vật, thực vật, động vật - Sự đa dạng trong loài III. CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu kĩ SHD và các tài liệu liên quan. - HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ 3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cấu tạo, vai trò và tác hại của virut 2. NL, PC: NL giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp...Phẩm chất: Sống yêu thương, gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ MT 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống 4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ 5. KT: giao nhiệm vụ, động não... GV: Cho HS chơi trò chơi: Ai thông thái hơn? Nhóm HS thi xem nhóm nào kể tên được nhiều bệnh do virut gây ra HS: Tham gia chơi trò chơi GV: Nhận xét ý thức HS khi tham gia chơi trò chơi => Vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo, vai trò và tác hại của virut 2. NL cần đạt: NL giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu ...Phẩm chất: Sống yêu thương, biết chia sẻ... 3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm trong lớp học. 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề, PPDH hợp tác 5. KT: giao nhiệm vụ, động não, chia nhóm GV giao nhiệm vụ: HS đọc nội dung thông tin SHD để tìm hiểu hai vấn đề: + Cấu tạo của virut ? + Vai trò và tác hại của virut HS: Cá nhân đọc SHD trả lời câu hỏi. GV: cùng HS chốt KT chuẩn. B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Virut - Virut cấu tạo gồm: + 1 lõi axit nucleic (ADN hoặc ARN) + 1 Vỏ Protetin. - Hình dạng: Có nhiều hình dạng - Kích thước: Rất nhỏ bé - Lối sống: Kí sinh bắt buộc trong TB của sinh vật khác. - Virut không được coi là TB sống vì nó chưa có cấu tạo TB. * Vai trò của virut - Trong đời sống con người và môi trường: + Nghiên cứu tìm ra một số vắc xin phòng chống bệnh ở người và ĐV: bệnh dại, bệnh đậu mùa, dịch cúm, viêm gan... + Nghiên cứu giảm thiểu sự phát triển quá mức một số loài động vật hoang dã: chuột, thỏ... - Trong bảo vệ thực vật: + Sản xuất thuốc trừ sâu: sâu ăn lá... - Sản xuất dược phẩm: Inteferon chống virut, chống tế bào ung thư, tăng cường miễn dịch, Insulin chữa bệnh đái tháo đường cho người. * Tác hại: - Đối với thực vật: vàng lùn ở lúa, xoăn lá cà chua. - Gây bệnh cho Động vật: bệnh lở mồm, long móng ở lợn, bò; cúm H5N1 - Gây bệnh cho con người: Bệnh cúm H5N1, bệnh dại, quai bị, HIV/AIDS, bệnh sốt xuất huyết do virut.... - Ngoài ra còn có bệnh (zona, sởi, thủy đậu, đau mắt hột, viêm gan do virut, viêm đường hô hấp cấp) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức cơ bản cấu tạo, vai trò và tác hại của virut 2. NL cần đạt: NL tự học, NL tri thức về sinh học, NL giải quyết vấn đề... 4. Hình thức tổ chức: Hoạt động cặp đôi. 5. PP: Nêu và giải quyết vấn đề. 6. KT: giao nhiệm vụ, công não. GV: Giao bài tập trắc nghiệm Câu 1: Virut có cấu tạo gồm : A. Một tế bào. B. Nhiều tế bào. C. Chưa có cấu tạo TB. D. Nhiều hình dạng. Câu 2: Virut có lối sống như thế nào ? A. Tự do. B. Kí sinh. C. Bán kí sinh. D. Độc lập. HS: Hoạt động cặp đôi làm bài tập GV: Hướng dẫn HS chốt KT chuẩn C. Hoạt động luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học trong bài về nhà tìm hiểu thêm các vi rút khác có lợi và gây hại đối với con người có trong cuộc sống. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS về nhà vào mạng tìm hiểu các loại vi rút khác.