Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Chuyển động phân tử và nhiệt độ - Nhiệt năng (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 21: CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ. NHIỆT NĂNG (T2)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử; giữa cá phân tử và nguyên tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng; nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ; có hai cách làm biến đổi nhiệt năng.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng.
- Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến chuyển động phân tử và nhiệt năng.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Cấu tạo của chất, chuyển động của các nguyên tử phân tử
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
- Nhiệt năng, nhiệt lượng
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Máy tính, video mô hình các hạt phấn hoa,
- Bình chia độ, nước, rượu, dung dịch đồng sunfat
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|||||||||||||||||
GV: Gợi mở, dẫn dắt HS vào bài mới: Tổ chức cho HS quan sát hiện tượng: Lấy tay đập quả bóng xuống đất, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó giảm dần. Rõ ràng cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành dạng năng lượng khác? HS: Đưa ra dự đoán. |
A. Hoạt động khởi động |
||||||||||||||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||||||||||||||||
GV giới thiệu mục đích thí nghiệm, tiến hành lại TN thả thuốc tím vào nước - Quan sát thí nghiệm H21.5 => giải thích hiện tượng trên? HS: Mỗi nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. GV: Chốt kiến thức.
|
III- Chuyển động của các phân tử và nhiệt độ có quan hệ với nhau hay không? Thí nghiệm: H21.5 - Các phân tử và các phân tử đồng sunphát chuyển động không ngừng về mọi phía nên chúng xen lẫn vào nhau VD: Pha đường với nước; mở lọ dầu gió trong không khí,... Điền từ thích hợp vào ô trống: ... Xen lẫn...nhanh....nhanh....nguyên tử, phân tử....nhanh |
||||||||||||||||
GV giới thiệu mục đích thí nghiệm, tiến hành lại TN thả quả bóng từ trên cao xuống.Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm. Giải thích hiện tượng trên? HS: Mỗi nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. GV: Chốt kiến thức. |
IV- Nhiệt năng và cách làm thay đổi nhiệt năng Thí nghiệm: Thả quả bóng tennis từ trên cao xuống. - Điền từ thích hợp vào ô trống: - ... Giảm ... Giảm + Nóng ......nóng... Trả lời câu hỏi: 1. Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 2. SaI- Vì nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ. - Các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: + hơ trên lửa + phơi nắng + ủ trong lòng bàn tay + cho vào cốc nước nóng + cọ xát vào vải(nền nhà) + dùng búa đập + bẻ cong nhiều lần - Điền từ thích hợp vào ô trống: Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi bằng 2 cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt 3. Trình bày và thảo luận các cách làm thay đổi nhiệt năng của các vật:
|
||||||||||||||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||||||||||||||||
GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân câu 3,4 HS – HS: Kiểm tra chéo. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm |
C. Hoạt động luyện tập Câu 3: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử khí có thể chui qua các khoảng cách này nên quả bóng bị xẹp dần. Câu 4: Các phân tử vàng đã xen lẫn vào các phân tử chì. Vì giữa chúng có khoảng cách. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm các bài tập: Câu 1, 2 SHD/140
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
Sản phẩm:
- Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước lạnh thì nhiệt năng của các phân tử đồng giảm, còn nhiệt năng của các phân tử nước tăng, Đây là quá trình truyền nhiệt.
- 2. Về mùa lạnh ta thường xoa 2 tay vào nhau ta thấy nóng lên trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng đây là quá trình thực hiện công.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà đọc thông tin, cùng người thân đưa ra các biện pháp để giảm nồng độ bụi trong môi trường gia đình nơi em đang sống.