Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Chuyển động phân tử và nhiệt độ - Nhiệt năng (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 21: CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ. NHIỆT NĂNG (T3)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nhận biết được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử; giữa cá phân tử và nguyên tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng; nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ; có hai cách làm biến đổi nhiệt năng.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng.

  1. Kĩ năng

- Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến chuyển động phân tử và nhiệt năng.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Cấu tạo của chất, chuyển động của các nguyên tử phân tử

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử.

- Nhiệt năng, nhiệt lượng

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Máy tính, video mô hình các hạt phấn hoa,

- Bình chia độ, nước, rượu, dung dịch đồng sunfat

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội  dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Tiến hành thí nghiệm thả miếng đồng vào cốc nước nóng, cho HS quan sát hiện tượng trả lời câu hỏI- Nhiệt năng của miếng đồng tăng lên hay giảm đi? Vì sao?

HS: Đưa ra dự đoán câu trả lời.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV tổ chức cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SHD

HS: hoạt động cá nhân. Kiểm tra chéo

GV: Thông báo kiến thức.

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

V- Nhiệt lượng

- Trả lời câu hỏi:

1. Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp

2. Nhiệt độ của 2 vật thay đổi khi bằng nhau.

3. Nhiệt năng của vật có nhiệt độ cao giảm (mất bớt nhiệt năng); nhiệt năng của vật có nhiệt độ thấp tăng lên (Thêm nhiệt năng)

- Trả lời câu hỏi:

1. Khi nhúng miếng đồng vào cốc nước nóng, nhiệt năng của miếng đồng tăng lên,vì miếng đồng nhận được nhiệt từ cốc nước truyền sang.

- Ghi nhớ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân câu 5.

HS – HS: Kiểm tra chéo.

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm

C. Hoạt động luyện tập

5. Các phân tử vàng đã xen lẫn vào các phân tử chì. Vì giữa chúng có khoảng cách.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm các câu 3, 4. SHD/ 140.

HS: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.

Sản phẩm:

  1. Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Trường hợp 100g nước ở 400 c có nhiệt năng lớn hơn vì nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ.

  1. Các bao bì thực phẩm được làm bằng nhựa hoặc kim loại mỏng, nhựa sẽ ngăn cản sự lưu thông của không khí qua bao bì tốt hơn.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu trên internet về sự ra đời của thuyết chất nhiệt và thuyết về vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.