Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Áp suất (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 16: ÁP SUẤT (T3)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được tác dụng, định nghĩa của áp lực lên mặt bị ép và những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng này.

- Nêu được những hiện tượng chứng tỏ: sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng lên thành bình chứa chất lỏng, chất khí cũng như lên vật ở trong lòng chất lỏng.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.

  1. Năng lực, phẩm chất.

- Năng lực chung: Năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý ; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Tác dụng của áp lực. Áp suất

- Công thức tính áp suất

- Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Sách hướng dẫn học môn KHTN.

- Bộ thí nghiệm kiểm tra H16.2, 3, 4 lực tác dụng của chất ở mỗi trạng thái.

  1. Học sinh

 - Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội  dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Giới thiệu số tiết của bàI- Tổ chức cho HS thảo luận tình huống: Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp suất lớn?

HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS chứng minh công thức tính áp suất chất lỏng.

HS: Hoạt động cá nhân rút ra công thức p = d.h.

Thảo luận nhóm về cách chứng minh

HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm

Gọi: P: trọng lượng của chất lỏng (P= F)

Từ công thức tính trọng lượng riêng ta có:

, mà thể tích của khối chất lỏng   thay giá trị P vào F trong công thức tính áp suất của chất rắn ta có:  

Vậy công thức áp suất của chất lỏng là:  

GV: Nhắc lại công thức tính.

GV: Yêu cầu HS so sánh độ lớn của áp suất chất lỏng tại các điểm có cùng độ sâu.

HS: Suy nghĩ trả lời nhanh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

4, Áp suất chất lỏng

a) Công thức tính áp suất chất lỏng:

p = d.h

Trong đó:

P: áp suất ở đáy cột chất lỏng

d: trọng lượng riêng của chất lỏng         

h: chiều cao của cột chất lỏng

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm câu 4 SHD

HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm

C. Hoạt động luyện tập

4. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng:                                                                   

  P = d.h = 10000.2 =  20000 (N/m2)                                                                 

* Áp suất của nước tác dụng lên một điểm cách đáy thùng 0,4 m là:                                                                      Độ sâu từ mặt thoáng của nước tới một điểm cách đáy thùng 0,4 m:

h1 = h - h2 = 2 - 0,4 = 1,6 m                                                                  

=> p1 = d.h1 = 10000.1,6

         = 16000(N/m2 )

 Độ sâu từ mặt thoáng của nước tới một điểm cách đáy thùng 0,8 m :

h1 = h - h2 = 2 - 0,8  = 1,2 m

 => p2 = d.h1 = 10000.1,2

          = 12000(N/m2 )

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm câu 1, 3.

HS: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

    - Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành câu hỏi 2 ở (SHDH)