Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

 

BÀI 20. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI (T1)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Nêu được định nghĩa chất dẫn điện và chất cách điện, những chất dẫn điện và cách điện được sử dụng ở các dụng cụ điện gia đình.

– Nêu được định nghĩa dòng điện trong kim loại.

– Trình bày được qui ước chiều dòng điện. Xác định đúng chiều dòng điện trong các mạch điện kín đơn giản trong thực tiễn.

– Nêu được ý nghĩa của việc mô tả mạch điện bằng sơ đồ và mô tả các bộ phận của mạch điện bằng kí hiệu.

  1. Kĩ năng

– Vẽ được sơ đồ các mạch điện đơn giản, lắp ráp, đề xuất phương án và thực hiện sửa chữa các mạch điện đơn giản.

– Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán.

– Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất phương án giải quyết một số vấn đề hay để giải thích một số hiện tượng trong đời sống.

  1. Thái độ

– Yêu thích môn học.

– Tin vào khả năng sáng tạo của con người trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề.

- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Chất dẫn điện và chất cách điện

- Dòng điện chạy trong kim loại,

- Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Kính có gọng bằng nhựa, bút bi nhựa, vòng đeo tay bằng bạc, thắt lưng da; pin hay acquy 3 V hay 6 V, giá lắp pin, bóng đèn pin 3 V hay 6 V, đế lắp bóng đèn, một số dây dẫn, công tắc điện.

- Mô hình cấu tạo nguyên tử, mô hình mô phỏng về các êlectrôn tự do chuyển động hỗn loạn (hay chuyển động có hướng) trong dây dẫn khi dây dẫn chưa (và khi dây dẫn đã) được nối với nguồn điện.

- Pin hay acquy, nam châm điện, công tắc, kim nam châm vĩnh cửu có giá đỡ và các dây dẫn.

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghI-         

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV nhắc lại những hiểu biết của HS về các dụng cụ điện được sử dụng trong gia đình.

Sau đó nêu câu hỏi như được trình bày ở Tài liệu HDH KHTN 7 :

– Tại sao các dụng cụ điện và cả dây dẫn điện lại được làm từ các vật liệu khác nhau như vậy ?

HS: Thảo luận trả lười câu hỏi.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân.

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động cá nhân điền cụm từ  vào chỗ trống.

HS – HS: Kiểm tra chéo.

GV – HS: Thống nhất câu trả lời

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm mục 2 SHD/ 118.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I- CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi 1 SHD/120

HS: Đại diện nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét.

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Các bộ phận dẫn điện là: dây dẫn điện, vật dẫn điện, thanh kim loại gắn vào công tắc, vít bắt giữ dây dẫn điện vào vật dẫn điện, hai đầu dây đèn, dây tóc, dây trục

Các bộ phận cách điện là: nút đóng- ngắt điện, vỏ nhựa, trụ thủy tinh

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu câu 1/SHD Tr.120, 121

HS: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu mục 2 SHD/121.