Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Củng cố lại những kiến thức đã học trong ngành ĐVCXS - Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, diễn đạt. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hệ thống câu hỏi, bài tập. - Xem lại các bài tập đã làm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm chung của lớp thú? - So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn? 3. Bài mới: A. Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. ? Qua mỗi lớp động vật chúng ta biết được những kiến thức cơ bản nào. (Đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống của chúng. Cấu tạo của các cơ quan phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận. So sánh được các hệ cơ quan qua mỗi lớp động vật. Từ đó thấy được sự tiến hóa của chúng. Thấy được sự đa dạng của mỗi lớp động vật. Biết phân loại các lớp động vật. Vai trò của các lớp động vật) B. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Giáo viên lần lượt gọi các học sinh lên bảng làm các bài tập trong sách giáo khoa. ? Hãy kể tên các lớp thuộc ngành ĐVCXS từ thấp đến cao trong bậc thang tiến hóa. Bài 2: (trang 22 vở BT) Bài 2: (trang 32 vở BT) Bài 2: (trang 27 vở BT) Bài 1: (trang 29 vở BT) - Đáp án đúng: 1,2,3,5 - Khi cơ hoành giãn (Hình A), thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài.(thở ra) Khi cơ hoành co (hình B), thể tích lồng ngực tăng, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào) - Mình có lông vũ bao phủ Chi trước biến đổi thành cánh Có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp. Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. - Bộ lông dày xốp, lông mao bao phủ: Che chở, giữ nhiệt Chi trước ngắn: Đào hang Chi sau dài khỏe: Bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi . Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén: Thăm dò thức ăn và môi trường. Tai có vành tai: Cử động, định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù. Mắt có mí cử động,có lông mi: Màng mắt không bị khô, bảo vệ măt khi lẫn trốn. Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các ĐVCXS đẻ trứng. 4.Củng cố: - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Nhận xét lại từng hoạt động của bài học. 5.Vận dụng, mở rộng tìm tòi. - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 6. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành các BT ở vở BT - Tìm hiểu về đời sống và tập tính của chim và thú * Rút kinh nghiệm bài học: