Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 64-65: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, Đại dịch AIDS - thảm họa của loài người. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:……….

Ngày soạn:…. 

Ngày dạy:……

Tiết số: ………

BÀI 64-65: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC

ĐẠI DỊCH AIDS- THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (Lậu, giang mai, HIV/AIDS)

- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virut HIV gây AIDS) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.

- Xác định rõ các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng:

- Tổng hợp khái quát hóa kiến thức, thu thập thông tin tìm ra kiến thức.

- Hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác phòng tránh, sống lành mạnh.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Tranh phóng to hình 64 SGK.

Tư liệu về bệnh tình dục.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra:

Ý nghĩa của việc tránh thai ? Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai ?

Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên ?

3. Bài mới :

A. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Tại sao trong bộ Luật hôn nhân của Việt Nam có nội dung: “sống chung thủy 1 vợ 1 chồng”. Điều này có chỉ đơn thuần là để giữ hạnh phúc gia đình hay còn khía cạnh nào khác?

- Nguyên nhân tan vỡ của các cặp vợ chồng chủ yếu do đâu? ….-> Ngoại tình là 1 trong số những nguyên nhân đó. Và có những người vợ đã bị lây từ chồng những căn bệnh tình dục mà chồng mình do quan hệ bừa bãi mà nên dẫn đến hậu quả khôn lường.

- Vậy những căn bệnh lây qua đường tình dục là bệnh nào, biểu hiện bệnh và  cách phòng tránh ra sao?

B. Hình thành kiến thức:

Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Các bệnh lây qua con đường quan hệ tình dục được gọi là bệnh tình dục (bệnh xã hội). Ở VN phổ biến nhất là bệnh lậu, giang mai, AIDS

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1 :

Mục tiêu: HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (Lậu, giang mai, HIV/AIDS)

- HS thảo luận theo nhóm và trao đổi trả lời các câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án.

+Nguyên nhân nào gây bệnh lậu ? Nêu triệu chứng và tác hại của bệnh lậu ?

+ Để phòng bệnh lậu ta phải làm gì ?

+ Bệnh lậu có thể điều trị được không ?

I . Bệnh lậu:

- Bảng 64 – 1 SGK

* Phòng và điều trị:

- Sống lành mạnh.

- Quan hệ tình dục an toàn.

- Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đủ liều lượng.

Hoạt động 2 :

Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virut HIV gây AIDS) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.

- HS thảo luận theo nhóm và thống nhất đáp án.

- Đại diện nhóm phát biểu.

+ Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì ? Triệu chứng và tác hại của bệnh?

+ Xoắn khuẩn lây truyền bằng những con đường nào? Trong đó con đường nào lây truyền phổ biến nhất ?

+ Để phòng bệnh giang mai ta phải làm gì?

II- Bệnh giang mai:

- Bảng 64 – 2 SGK

* Cách điều trị: Phát hiện sớm, điều trị kiệp thời, đủ liều, liên tục, tránh lối sống buông thả.

Hoạt động 3:

Mục tiêu: Xác định rõ các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh.

- HS trả lời dựa vào những hiểu biết của mình về AIDS qua báo đài, tivi.

- Các HS khác bổ sung

+ AIDS là gì ? Nguyên nhân dẫn tới AIDS ?

+ Hoàn thành bảng 65 SGK.

- HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của mình ? trao đổi nhóm thống nhất ý kiến

- Đại diện nhóm lên ghi kết vào bảng 65.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

B1: GV giảng giải thêm về quá trình xâm nhập phá huỷ cơ thể của vi rút HIV bằng tranh để HS hiểu rõ tác hại của bệnh AIDS.

- HS tự nghiên cứu SGK kết hợp mục “Em có biết” để thu nhận kiến thức

+ Tại sao đại dịch AIDS là thảm họa của loài người ?

Cá nhân dựa vào kiến thức mục I- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lờI-

- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.

- HS thảo  luận nhóm để trả lời câu hỏi.

B2: Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS ?

- HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến

- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung

+ Em cho rằng đưa người mắc bệnh HIV/AIDS vào sống chung trong cộng đồng là đúng hay sai ? vì sao ?

B3: Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chăn sự lây lan của đại dịch AIDS ?

B4: HS phải làm gì để không bị mắc AIDS ?

+ Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ?

 

 

 

 

 

III- Đại dịch AIDS

1. HIV/ AIDS

- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

* Đường lây truyền:

- Qua đường máu

- Qua quan hệ tình dục không an toàn.

- Qua nhau thai (từ mẹ sang con).

* Tác hại:

- Làm cho cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn đến tử vong.

2.  Đại dịch AIDS thảm họa của loài người:

- AIDS là thảm họa của loài người vì:

+ Tỉ lệ tử vong rất cao.

+ Không có vắc xin phòng và thuốc chữa.

+ Lây lan nhanh.

3. Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS:

- Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS.

+ Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.

+ Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ, 1 chồng.

+ Người mẹ bị AIDS không nên sinh con.

4. Củng cố


Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

HS đọc phần ghi nhớ SGK

Tác hại, con đường lây truyền và cách phòng chống bệnh lậu, giang mai, AIDS

5. Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

- Đối với tuổi vị thành niên: cần cung cấp rộng rãi những thông tin và dịch vụ cho vị thành niên nhằm bảo vệ các em trước nguy cơ có thai ngoài ý muốn cùng lây nhiễm các bệnh tình dục và nguy cơ vô sinh.

6. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK

- Đọc mục “ Em có biết”

- Ôn tập kiến thức đã học ở chương VIII, IX, X

* Rút kinh nghiệm bài học: