Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 59: Sự điều hòa và phối hợp Hoạt động của các tuyến nội tiết. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:………

Ngày soạn:….

Ngày dạy:……

Tiết số: ………

BÀI 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh phóng to hình 59.1, 59.2 và 59.3 SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng ?

- Nêu những biến đổi ở tuổi dậy thì của nam và nữ ?

3. Bài mới:

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Trò chơi vận động

- GV: yêu cầu HS bật nhảy tại chỗ 1 phút sau đó nghỉ 2 phút.

? Nhận xét sự thay đổi về trạng thái cơ thể?

- HS: +, Trước khi bật nhảy: Bình thường

 +Sau khi bật nhảy 1 phút: mệt

 + Sau khi nghỉ 2 phút: đỡ mệt hơn.

- GV: ? Vậy tại sao lại có sự thay đổi đó? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua nội dung bài hôm nay:

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Ta biết rằng nếu tiết nhiều tirôxin sẽ gây bệnh bướu cổ lồi mắt, nếu tiết ít sẽ gây bệnh bướu cổ; nếu tiết không đủ insulin có thể gây bệnh tiểu đường. vậy ở người bình thường thì cơ chế nào đã điều chỉnh lượng hoocmôn do các tuyến giáp và tuyến tụy tiết vừa đủ hoặc có thể điều chỉnh đường huyết giữ ổn định như vậy ? Đó là sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết (ghi đầu bài)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Nêu được ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.

- HS liệt kê được các tuyến nội tiết: Tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.

- 1 – 2 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.

+ Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên ?

+ Như vậy tuyến yên có vai trò ntn đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể ?

B1: GV giới thiệu nội dung thông tin £ mục I SGK kết hợp hình 59 – 1 ® 2 SGK

- HS nghiên cứu thông tin quan sát kỹ hình 59.1, 59.2

- Thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến

- Gọi 2 HS lên trình bày trên tranh cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến trên thận.

- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày, các nhóm khác bổ sung .

B2: GV hoàn thiện kiến thức.

B3: GV đặt vấn đề chuyển sang mục II : các tuyến nội tiết không chỉ hoạt động riêng rẽ mà còn có sự phối hợp hoạt động giữa 1 số tuyến trong sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể.

I- Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết:

- Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.

Hoạt động 2 :

Mục tiêu: Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

+ Lượng đường trong máu tương đối ổn định do đâu ?

- HS có thể vận dụng chức năng của hooc môn tuyến tụy để trình bày.

- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.

-  Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh → nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động → tăng đường huyết.

+ Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm ?

- Cá nhân làm việc độc lập với SGK →  trình bày trên tranh

* Ngoài ra :

+ Ađrênalin

+ Noađrênalin phần tuỷ tuyến góp phần cùng glucagôn làm tăng đường huyết.

+ Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào ?

II- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết:

 

- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động → đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

4. Củng cố


Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Lấy ví dụ nêu rõ được sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong

5. Vận dụng, mở rộng:

? Nêu ý nghĩa của việc điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết?

Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết giúp duy trì tính ổn định của môi trường bên trong, đảm bảo cho quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

6. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK

- Đọc trước bài 60

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………