Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:………

Ngày soạn:….

Ngày dạy:……

Tiết số: ………

BÀI 40: VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được  tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.

- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết và giải thích cơ sở khoa học  của chúng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ với thực tế.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Xây dựng các thói  quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II- CHUẨN BỊ

- Tranh phóng to hình 38.1 và 39.1 SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?

- Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào ?

3. Bài mới

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Giáo viên chiếu đoạn phim nói về vấn đề ngộ độc thực phẩm ở công ty TNHH An Giang SamHo tại khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành , Tỉnh An Giang

Giáo viên: Theo em tại sao những công nhân đó lại bị ngộ độc

Học sinh: Do thực phẩm bẩn, không sạch, ôi thiu, nhiễm độc…

Giáo viên khi chúng ta ăn thực phẩm bẩn, ôi thiu, nhiễm độc không những chỉ bị ngộ độc biểu hiện ở hệ tiêu hóa mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới thận. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ được hệ bài tiết nước tiểu?

Học sinh:…

Giáo viên để nghiên cứu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Trình bày được  tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.

- HS: Có những tác nhân gây hại nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?

- HS tự thu nhận thông tin £, vận dụng hiểu biết của mình, liệt kê các tác nhân gây hại.

B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu kỹ thông tin, quan sát tranh hình 38.1 và 39.1 để hoàn thành phiếu học tập.

- HS: Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp qua sát tranh

B2: GV kẻ phiếu học tập lên bảng.

- HS: Trao đổi nhóm 3 - 4 HS, hoàn thành phiếu học tập 

B3: GV tập hợp ý kiến các nhóm → nhận xét.

- HS: Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu trên bảng.

 Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

B4: GV thông báo đáp án đúng

 

I-  Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:

Gồm:

- Các vi khuẩn gây bệnh.

- Các chất độc trong thức ăn.

- Khẩu phần ăn không hợp lí.

 

 

 

Tổn thương  hệ bài tiết nước tiểu

Hậu quả

- Cầu thận bị viêm và suy thoái

- Quá trình lọc máu bị trì trệ → cơ thể bị nhiễm độc → chết.

- Ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả.

- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết giảm → môi trường trong bị biến đổi.

- Ống thận bị tổn thương → nước tiểu hoà vào máu → đầu độc cơ thể.

-  Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn.

- Gây bí tiểu → nguy hiểm đến tính mạng.

Hoạt động 2:

Mục tiêu: Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết và giải thích cơ sở khoa học  của chúng.

- Mỗi nhóm 4 HS suy nghĩ trao đổi và điền vào.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.

- GV yêu cầu HS đọc lại thông tin £ SGK và hoàn thành bảng 40.

- GV tập hợp ý kiến của các nhóm.

- GV thông báo đáp án đúng bằng bảng phụ.

II- Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại :

 

4. Củng cố


Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.

+ Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

+ Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?

5. Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đờI-

+ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về cơ chế ghép thận

+ Có một số người đã bán đi một quả thận của mình, theo em hành động đó gây tác hại tới cơ thể như thế nào?

6. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”

- Đọc trước bài 41 “cấu tạo và chức năng của da”

* Rút kinh nghiệm bài học: