Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 41: Cấu tạo và chức năng của da. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:………

Ngày soạn:…

Ngày dạy:……

Tiết số: ………

CHƯƠNG VIII: DA

BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của da.

- Thấy rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh da.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II- CHUẨN BỊ

- Tranh câm cấu tạo da.

- Các miếng bìa ghi thành phần cấu tạo (từ 1 đến 10).

- Mô hình cấu tạo da.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

- Những tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?

- Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?

3. Bài mới:

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Giáo viên yêu cầu học sinh chạy tại chỗ thật nhanh trong vòng 3 phút. Yêu cầu các em quan sát bạn bên cạnh và cho biết có gì khác lúc chưa chạy?

Học sinh: Thấy bạn thở gấp, mồ hôi vã ra và có một số bạn mặt đỏ lên

Giáo viên hãy giải thích tại sao khi mình chạy hoặc làm việc gì đó nặng thì mặt đỏ lên

để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

 Ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân nhiệt, da còn có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó ?

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của da.

+ Xác định giới hạn từng lớp da.

+ Đánh mũi tên hoàn thành sơ đồ cấu tạo da.

- HS quan sát hình 41.1, tự đọc thông tin, thu thập kiến thức.

- Thảo luận nhóm  thống nhất đáp án.

B1: GV treo tranh câm cấu tạo da → gọi HS lên bảng dán các mảnh bìa rời về cấu tạo da

- Đại diện các nhóm lên hoàn thành trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận về cấu tạo của da.

B2: GV có thể treo 2 – 3 tranh câm, gọi các nhóm thi đua dưới hình thức trò chơI-

B3: GV sử dụng sơ đồ cấu tạo da, giảng như phần £

B4: GV yêu cầu HS đọc lại thông tin → trả lời  câu hỏi mục s  SGK.

- HS trả lời

I . Cấu tạo của da:      

 Da cấu tạo gồm 3 lớp:

- Lớp biểu bì.

+ Tầng sừng.

+ Tầng tế bào sống.

- Lớp bì : cấu tạo từ sợi mô liên kết. Gồm các cơ quan.

- Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ.

Hoạt động 2 :

Mục tiêu: Thấy rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.

+ Da có những chức năng gì ?

- HS nêu các chức năng của da

- HS trả lời

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục s SGK.

II- Chức năng của da:

- Bảo vệ cơ thể.

- Nhận biết kích thích của môi trường

- Tham gia bài tiết.

- Điều hoà thân nhiệt.

- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người.

4. Củng cố


Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK

Hoàn thành bảng sau.

Cấu tạo da

Chức năng

Các lớp da

Thành phần cấu tạo của các lớp

1. Lớp biểu bì

 

 

 2. Lớp bì

 

 

3. Lớp mỡ dưới

 

 


5. Vận dụng, mở rộng:


Mục tiêu
:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đờI-

? Theo em có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không vì sao?

? Tại sao da trẻ em hay bị chốc, nhọt còn da người lớn hay bị nứt nẻ?

6. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK .

- Đọc mục “Em có biết”

- Tìm hiểu các bệnh ngoài da và cách phòng chống.

- Kẻ bảng 42.2 vào vở

* Rút kinh nghiệm bài học: