Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 35: Ếch đồng. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... LỚP LƯỠNG CƯ BÀI 35: ẾCH ĐỒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi ở nước vừa thích nghi ở cạn. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích động vật có ích. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng . - Mẫu vật: Con ếch đồng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới: A. Khởi động .5P - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: Giáo viên cho học sinh xem video về hoạt động sống của ếch đồng, quan sát mẫu vật, tranh ảnh B2: Giáo viên đặt câu hỏi: ? Ếch đồng sống ở môi trường nào ? Những đặc điểm nào của cá thích nghi với môi trường sống ở nước ,ở cạn? HS trả lời B3: Giáo viên nhận xét dẫn dắt vào bài mới *Mở bài: Lớp lưỡng cư bao gồm những động vật vừa ở nước, vừa ở cạn: ếch đồng, nhái bén, chẫu chàng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một đại diện của lớp lưỡng cư là ếch đồng B. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Giáo viên giới thiệu lớp lưỡng cư - đại diện con ếch đồng Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống Mục tiêu: Nắm được đặc điểm đời sống của ếch đồng, giải thích được một số tập tính của ếch đồng. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Học sinh thu thập kiến thức từ thông tin và thảo luận theo nhóm. + Ếch đồng có đời sống như thế nào ? + Giải thích vì sao ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và kiếm ăn vào ban đêm ? (ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm là vì : ếch hô hấp chủ yếu bằng da, để cho da dễ thấm khí cần điều kiện môi trường ẩm và ban đêm, có nước (gần bờ nước) để đảm bảo cho sự hô hấp của nó được thuận lợi và do nguồn thức ăn của nó có nhiều về ban đêm như mối còng, sâu bọ…) - Đời sống : + Ếch đồng có đời sống vừa ở cạn vừa ở nước (sống nơi ẩm ướt) + Chúng kiếm ăn vào ban đêm, thức ăn là sâu bọ, cua, giun ốc ... + Có hiện tượng trú đông. + Là động vật biến nhiệt. + Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun ốc .. nói lên điều gì ? (Con mồi vừa ở nước vừa ở cạn ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn) Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Nêu được cách di chuyển của ếch khi ở nước và khi ở cạn. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vật ếch đồng và cách di chuyển của ếch đồng - Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm. + Mô tả các động tác di chuyển trong nước? Các động tác di chuyển trên cạn ? B2: Đánh dấu vào các đặc điểm thích nghi theo môi tuờng sống ở SGK . B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. + Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước ? Giải thích ý nghĩa thích nghi ? + Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn ? a. Di chuyển - Trên cạn : Khi ngồi chi sau gấp thành chữ Z , lúc nhảy chi sau bật thẳng nhảy cóc. - Dưới nước : Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái. * Ếch có hai cách di chuyển: Nhảy cóc (trên cạn) Bơi (dưới nước) b. Cấu tạo ngoài Ếch đồng có các đặc điểm cất tạo ngoài vừa thích nghi với đời sống ở nước vừa thích nghi với đời sống ở cạn. Đáp án: Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước. Giảm sức cản của nước khi bơi. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở ) Khi bơi vừa thở vừa quan sát Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm nước. Giúp hô hấp trong nước Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết được âm thanh trên cạn. Chi có 5 phần, ngón chia đốt linh hoạt Thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. Tạo thành chân bơi để giữ nước. Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển Mục tiêu: Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Học sinh thu thập thông tin và rả lời câu hỏi . + Ếch sinh sản vào mùa nào ? + So sánh sự thụ tinh của ếch với sự thụ tinh của cá. + Vì sao sự thụ tinh của ếch gọi là thụ tinh ngoài ? - Giáo viên treo tranh hình 35.4 nêu sự phát triển có sự biến tháí ở ếch. - Sinh sản: + Ếch sinh sản vào cuối mùa xuân. + Thụ tinh ngoài, đẻ trứng. + Ếch có tập tính : ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở cá bờ nước. - Phát triển: Phát triển qua giai đoạn biến thái. Trứng thụ tinh nòng nọc trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn ếch con. 4. Củng cố: - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn ? - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước ? - Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch. 5.Vận dụng và tìm tòi mở rộng. 5P - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Vận dụng: - Em hãy kể về những lợi ích của ếch ? - Tìm tòi: - Từ những lợi ích trên em đã đề ra biện pháp gì để bảo vệ ? 6. Hướng dẫn học ở nhà: - Học kĩ bài, trả lời 4 câu hỏi cuối bài . - Mỗi nhóm chuẩn bị một con ếch đồng giờ sau thực hành mổ ếch. * Rút kinh nghiệm bài học: