Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 33: Thân nhiệt. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 33: THÂN NHIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt. - Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng, cảm lạnh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: - - Hoạt động nhóm. - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. - Tư duy tổng hợp, khái quát. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tư liệu về sự TĐC, thân nhiệt, tranh môi trường. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Vì sao nói chuyển hoá vật chất và Q là đặc trưng cơ bản của sự sống? - Năng lượng sản sinh trong quá trình dị hóa được cơ thể sử dụng ntn? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - Tại sao khi trẻ bị ốm người ta phải đo nhiệt độ? - Nhiệt độ của người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Mục tiêu: Trình bày được khái niệm thân nhiệt. + Thân nhiệt là gì? + Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì? + Ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh? + Tại sao khi sốt thân nhiệt lại tăng? - Cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt là cơ chế tự điều hoà thân nhiệt - Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr.105, trả lời câu hỏi. I. Thân nhiệt: - Là nhiệt độ của cơ thể. - Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Hoạt động 2 : Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học và các cơ chế điều hoà thân nhiệt + Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt? + Trả lời câu hỏi mục tr.105 SGK + Em có kết luận gì về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt - GV giảng như phần + Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên ? - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi. - Da điều hoà thân nhiệt bằng cơ chế bức xạ nhiệt - HS nghe giảng - HS trả lời II. Sự điều hoà thân nhiệt: 1. Vai trò của da. - Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt. + Khi trời nóng, lao động nặng: Mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi. + Khi trời rét: Mao mạch co lại cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt. 2. Vai trò của hệ thần kinh - Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xa dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Hoạt động 3: Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng, cảm lạnh. + Trả lời câu hỏi mục SGK tr.106 ⇨ Vậy để phòng chống nóng lạnh có những biện pháp nào? + Giải thích câu: “mùa nóng chóng khát, trời mát chóng đói”. + Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét? - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tr. 106 kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi. - HS vận dụng kiến thức trả lời. III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh : - Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể. + nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh + Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động. + Mùa đông: giữ ấm chân, cổ ngực, không ngồi nơi hút gió + Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Học sinh đọc kết luận cuối bài. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK - Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định? - Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh? HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: -Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. -Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Hãy nêu phương pháp phòng chống nóng và rét ở gia đình em? - Ở địa phương em đã có những biện pháp nào để trồng nhiều cây xanh? Nêu các biện pháp bảo vệ cây xanh ở địa phương em? 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK . - Đọc mục “em có biết” - Chuẩn bị nội dung các bảng 35.1 - 35.6 * Rút kinh nghiệm bài học: