Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của Enzim trong nước bọt. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 26: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA EMZIM TRONG NƯỚC BỌT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động. - HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng 2. Kĩ năng: - Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học: đong, đo, nhiệt độ thời gian 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hồ tinh bột, nước bọt, dd HCl, dd iôt. Dụng cụ :12 ống nghiệm nhỏ, 2 giá để ống nghiệm, 2 đền cồn và hai giá đun, 2 ống đong chia độ, 1 cuộn giấy đo PH, 2 phễu nhỏ và bông lọc, 1 bình thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, kẹp ống nghiệm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: GV kiểm tra việc đem đồ dùng của HS . 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Vậy bài thí nghiệm này sẽ giúp các em khẳng định điều đó . HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mục tiêu: HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động. BƯỚC 1: GV yêu cầu các tổ báo cáo lại kết quả chuẩn bị của mình. BƯỚC 2: GV kiểm tra nhanh 1 - 2 nhóm. - Tổ trưởng các tổ phân công và báo cáo như sau: + 2 HS nhận dụng cụ và hoá chất + 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm + 2 HS đã chuẩn bị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi. + 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh nước 370C Hoạt động 2: Mục tiêu: HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng BƯỚC 1: GV yêu cầu HS tiến hành bước 1 và 2 như SGK. BƯỚC 2: GV lưu ý HS: Khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành ống, thao tác nhanh gọn, chính xác. - Yêu cầu HS ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 26.1 BƯỚC 3: GV thông báo kết quả đúng của bảng 26 như SGV. - Các tổ tiến hành theo các bước 1 và 2 như SGK - Các tổ quan sát kết quả biến đổi độ trong của hồ tinh bột và ghi vào bảng 26.1 - Đại diện các tổ trình bày kết quả và giải thích Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả BƯỚC 1: GV yêu cầu chia dung dịch trong các ống A, B, C, D thành 2 phần. BƯỚC 2: GV theo dõi các nhóm và hướng dẫn cách đun ống nghiệm (đặt nghiêng). + So sánh màu sắc của các ống ở lô 1 + So sánh màu sắc của các ống trong lô 2 . + Màu sắc của các ống nghiệm ở 2 lô cho em suy nghĩ gì? BƯỚC 3: GV cho thảo luận toàn lớp và giúp HS hoàn thiện phần giải thích. BƯỚC 4: GV cho HS quan sát thí nghiệm mà GV đã làm thành công để so sánh kết quả . - Trong tổ cử 2 HS chia đều dung dịch ra các ống đã chuẩn bị sẵn A1, A2 – B1, B2 … + Đặt các ống A1, B1, C1, D1 vào 1 giá (lô 1) + Đặt các ống A2, B2, C2, D2 vào 1 giá khác (lô 2) - Lô 1: Dùng ống hút lấy iốt và nhỏ 1 - 3 giọt vào mỗi ống. - Lô 2: nhỏ vào mỗi ống 1 - 3 Strôme, đun sôi mỗi ống trên đèn cồn - Cả tổ quan sát kết quả và thư ký tổ ghi vào bảng 26.2. - HS thảo luận trong tổ HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV nhận xét giờ thực hành: khen nhóm làm tốt và cộng điểm vào bài thu hoạch HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Tại sao khi ăn nhiều khoai, bắp hoặc cơm nấu chưa chín thì ta bị sình bụng? - Vì amilaza chỉ chuyển hóa tinh bột chín thành đường, không chuyển hóa tinh bột còn sống. 4. Hướng dẫn về nhà Cá nhân viết thu hoạch theo mẫu SGK trang 86. Nhắc nhở vệ sinh lớp sạch sẽ * Rút kinh nghiệm bài học: