Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 26: Châu chấu. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... LỚP SÂU BỌ BÀI 26: CHÂU CHẤU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: học sinh trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển. Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, dinh dưỡng sinh sản và phát triển của châu chấu. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh mẫu vật và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên Mô hình châu chấu. Tranh cấu tạo trong, cấu tạo ngoài con châu chấu. - Học sinh: Mẫu vật con châu chấu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm cấu tạo của nhện ? - Nêu trình tự các bước của tập tính chăng lưới và bắt mồi của nhện ? 3. Bài mới A. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 1.Em thường gặp châu chấu sống ở đâu? 2. Em bắt châu chấu có dễ không? So sánh sự di chuyển của châu chấu so với các động vật thuộc lớp hình nhện. Sự khác nhau đó là do đặc điểm nào? Dự kiến câu trả lời: - Em thường gặp châu chấu sống trên những cánh đồng lúa - Có bạn bắt dễ, có bạn bắt khó do châu chấu di chuyển linh hoạt hơn các động vật thuộc lớp hình nhện.do châu chấu có đôi cành to khỏe. B. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển. - Mục tiêu: học sinh trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển. Hoạt động của GV - HS Nội dung B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK quan sát H26.1 trả lời câu hỏi: + Cơ thể châu chấu gồm mấy phần? + Mô tả mỗi phần của châu chấu? - Học sinh quan sát kĩ H26.1 SGK tr.86 nêu được: + Cơ thể gồm 3 phần. B2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát con châu chấu nhận biết các bộ phận trên cơ thể. - Học sinh đối chiếu mẫu với H26.1 xác định vị trí các bộ phận trên mẫu. B3: Giáo viên gọi học sinh mô tả các phần trên mẫu. - Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận : + So sánh các loài sâu bọ khác khả năng di chuuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao? → linh hoạt hơn vì chúng có thể bò hoặc bay. B4: Giáo viên chốt lại kiến thức. 1. Cấu tạo ngoài và di chuyển. - Cơ thể gồm 3 phần: + Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng. + Ngực: có 3 đôi chân và 2 đôi cánh + Bụng: nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở - Di chuyển: Bò, bay, nhảy. Hoạt động 2: Cấu tạo trong -Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu. Hoạt động của GV - HS Nội dung B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H26.2 đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Châu chấu có những hệ cơ quan nào? + Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hóa? + Hệ tiêu hóa và bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? + Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi? - Học sinh thu thập thông tin tìm câu trả lời. + Châu chấu có đủ 7 hệ cơ quan. + Hệ tiêu hóa. + Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết đổ chung vào ruột sau. + Hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ vận chuyển ôxi chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng. B2: Giáo viên chốt lại kiến thức. 2. Cấu tạo trong. Kết luận: như thông tin SGK tr.86,87. Hoạt động 3: Dinh dưỡng. -Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm dinh dưỡng của châu chấu. Hoạt động của GV - HS Nội dung - Giáo viên cho học sinh quan sát H26.4SGK rồi giới thiệu cơ quan miệng. + Thức ăn của châu chấu? + Thức ăn được tiêu hóa như thế nào? + Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng? - Học sinh đọc thông SGK trả lời câu hỏi. - Một vài học sinh tra lời lớp bổ sung. 3. Dinh dưỡng. - Châu chấu ăn chồi và lá cây. - Thức ăn tập chung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. - Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng. Hoạt động 4: Sinh sản và phát triển -Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm sinh sản và phát triển của châu chấu. Hoạt động của GV - HS Nội dung Nêu đặc điểm sinh sản của châu chấu? ? Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần? - Học sinh đọc thông tin SGK tr.87 tìm câu trả lời. + Châu chấu đẻ trứng dưới đất. + Châu chấu phải lột xác→ lớn lên vì vỏ cơ thể là vỏ kitin 4. Sinh sản và phát triển: - Châu chấu phân tính. - Đẻ trứng thành ổ ở dưới đất. - Phát triển qua biến thái. 4. Củng cố: - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Có những đặc điểm nào giúp nhận dạng châu chấu trong các đặc điểm sau: Cơ thể có 2 phần: đầu - ngực và bụng Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực và bụng Có vỏ kitin bao bọc cơ thể Đầu có một đôi râu. Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh Con non phát triển qua nhiều lần lột xác 5. Vận dụng tìm tòi mở rộng. - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Hô hấp ở châu chấu, khác ở tôm như thế nào? 6. Hướng dẫn hoc ở nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Đọc "Em có biết" - Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện sâu bọ. * Rút kinh nghiệm bài học: