Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… CHƯƠNG V: TIÊU HÓA BÀI 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS trình bày được: + Các nhóm chất trong thức ăn + Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá + Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người XĐ được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá. 4. Năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sơ đồ các cơ quan tiêu hoá cơ thể người. Bảng phụ phóng to hình 24.1 và 24.2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: GV thu báo cáo thu hoạch của giờ thực hành trước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. BƯỚC 1: GV cho HS tham gia trò chơi “thi kể tên các thành phần của hệ tiêu hóa” Lớp cử 1 bạn làm quản trò, 1 bạn làm thư kí các bạn còn lại chia làm hai đội. Mỗi một đội chơi có một đội trưởng BƯỚC 2: Bắt đầu cuộc chơi quản trò yêu cầu hai đội trưởng oẳn tù tì nếu đội nào thắng đội đó phải kể tên một thành phần của hệ tiêu hóa, sau đó đến đội tiếp theo và cứ thế lần lượt. Đội thắng là đội kể dược nhiều thành phần của hệ tiêu hóa nhất. Chú ý trong quá trình chơi thư kí có nhiệm vụ ghi lại câu trả lời của từng đội lên bảng. BƯỚC 3: Trả lời câu hỏi: Em hãy dự đoán xem các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị biến đổi như thế nào trong ống tiêu hóa? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động1: Mục tiêu: HS trình bày được: Các nhóm chất trong thức ăn. Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá BƯỚC 1: + Hàng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn đó thuộc loại chất gì ? + Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá? + Các chất nào được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá? + Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? hoạt động nào là quan trọng? + Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn? - Cá nhân suy nghĩ trả lời. - HS khác bổ sung. BƯỚC 2: Cá nhân nghiên cứu SGK tr.78 kết hợp kiến thức ở lớp dưới về hệ tiêu hoá, trả lời. BƯỚC 3: HS trả lời BƯỚC 4: Thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng phải thành chất hấp thụ được thì mới có tác dụng với cơ thể. I. Thức ăn và sự tiêu hoá: Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ. - Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, thải phân. - Nhờ quá trình tiêu hoá, thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được Hoạt động 2: Mục tiêu: Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người. + Quan sát hình 24-3 và liệt kê các cơ quan tiêu hoá vào các cột tương ứng ở bảng 24? hệ tiêu hoá có cấu tạo như thế nào? BƯỚC 2: GV treo tranh câm hình 24-3, yêu cầu HS dán các mảnh bìa ghi chú thích. BƯỚC 1: HS nghiên cứu hình 24.3 và thảo luận nhóm hoàn thành bảng 24 . - Một vài HS trình bày các cơ quan tiêu hoá trên tranh hình 24.3 phóng to II. Các cơ quan tiêu hoá hệ tiêu hóa gồm: - Ống tiêu hoá: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn - Tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt, gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột, túi mật HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan nào?HOẠT ĐỘNG 4, 5: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Các chất cần cho cở thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thẻ nhận các chất này theo con đường nào khác không 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài , trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “ Em có biết” - Kẻ bảng 25 vào vở * Rút kinh nghiệm bài học: