Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 17: Tim và mạch máu. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim - Phân biệt được các loại mạch máu - Trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kì co dãn tim 2. Kĩ năng: -Tư duy suy đoán, dự đoán -Tổng hợp kiến thức -Vận dụng lí thuyết. Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động 3. Thái độ: -Giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình tim, tim lợn mổ phanh (rõ van tim) + Tranh phóng to hình 17.1, 17.2, 17.3 SGK + Phiếu học tập: “Cấu tạo và chức năng của mạch máu” 2. Chuẩn bị của HS: III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: -Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu là gì? - Hệ bạch huyết có vai trò như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - GV: Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực? Chúng ta có thể điều khiển sự hoạt động của tim (nhanh hay chậm) theo ý muốn của mình được hay không? Tại sao? - HS: Thực hiện xác định được vị trí của tim ở bên trái lồng ngực. Chúng ta không thể điều khiển hoạt động của tim theo ý muốn của mình vì tim cấu tạo bởi mô cơ tim, hoạt động không theo ý muốn của con người. - GV: Dẫn vào bài mới. - Chúng ta đều đã biết tim có vai trò quan trọng, đó là co bóp đẩy máu, vậy tim phải có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đẩy máu đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Cấu tạo tim Mục tiêu: HS chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim BƯỚC 1: HS qs hình 17.1 SGK tr.54 kết hợp với mô hình để xác định cấu tạo tim, trả lời + Trình bày cấu tạo ngoài của tim? BƯỚC 2: GV: có màng tim bao bọc bên ngoài. + Hoàn thành bảng 17.1 + Dự đoán xem: ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và ngăn nào có thành cơ mỏng nhất? + Dự đoán: giữa các ngăn tim và trong các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo 1 chiều? - HS tự dự đoán câu hỏi trên cơ sở kiến thức bài trước - Thống nhất trong nhóm dự đoán và có lời giải thích. - Đại diện nhóm trình bày kết quả dự đoán. - Các nhóm tiến hành mổ tim → phanh rộng quan sát. BƯỚC 3: GV ghi dự đoán của 1 vài nhóm lên bảng để cả lớp theo dõi. - Tự so sánh với dự đoán của nhóm. + Các em so sánh và xem dự đoán của nhóm mình đúng hay sai? BƯỚC 4: GV chữa bảng 17.1 + Trình bày cấu tạo trong của tim? + Vậy cấu tạo tim phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào? - Liên hệ thực tế bệnh hở van tim? - HS trả lời → HS khác bổ sung. Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu Mục tiêu: Phân biệt được các loại mạch máu BƯỚC 1: Cá nhân tự nghiên cứu hình 17.2 tr 55 SGK. + Hãy cho biết có những loại mạch máu nào? BƯỚC 2: Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. BƯỚC 3: Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung I. Cấu tạo tim: a. Cấu tạo ngoài : - Tim có dạng hình chóp, phần đáy ở trên, đỉnh ở phía dưới. - Màng tim bao bọc bên ngoài tim. b. Cấu tạo trong: - Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết. - Tim 4 ngăn. Giữa tâm nhĩ với tâm thất có van nhĩ – thất. Giữa tâm thất với động mạch có van bán nguyệt máu lưu thông theo một chiều. - Thành tim : 3 lớp (màng liên kết, lớp cơ, lớp nội mô). Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ II. Cấu tạo mạch máu: Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo Thành mạch - 3 lớp: Mô liên kết, cơ trơn, Biểu bì. - Dày hơn - 3 lớp: Mô liên kết, Cơ trơn, Biểu bì. - Mỏng hơn - Chỉ có 1 lớp biểu bì. - Mỏng nhất Lòng trong - Hẹp hơn tĩnh mạch - Rộng hơn động mạch Chức năng - Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc với vận tốc cao, áp lực lớn - Dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc, áp lực nhỏ - Trao đổi chất với các tế bào Hoạt động 3: Chu kì co dãn của tim Mục tiêu: Trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kì co dãn tim. BƯỚC 1: Cá nhân quan sát hình 17-3 SGK tr.56, trả lời. + Chu kì tim gồm mấy pha? Kéo dài bao nhiêu giây? + Trả lời câu hỏi mục SGK tr.56 (Lưu ý: Tính nhịp tim/ phút) BƯỚC 2: HS dựa vào chu kỳ tim để giải thích câu hỏi. + Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? III. Chu kì co dãn của tim: Gồm 3 pha. - Pha nhĩ co: (0,1s) máu từ tâm nhĩ → tâm thất. - Pha thất co: (0,3s) máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ. - Pha dãn chung: (0,4s) toàn bộ tim dãn ra thu máu về đầy 2 tâm nhĩ. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - HS đọc kết luận SGK - GV dùng hình phóng to hình 17.4 tr.57 SGK và các mảnh bìa có ghi tên: động mạch, tĩnh mạch tâm nhĩ, tâm thất, van… - Gọi 1 HS gắn vào tranh cho phù hợp → GV cho điểm HS làm đúng. Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. ? Vì sao tim hoạt động liên tục suốt dời không mệt mỏi? ? Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng? 4. Dặn dò (1 phút) Học bài trả lời câu hỏi SGK trang 59. Đọc mục “em có biết” * Rút kinh nghiệm bài học: