Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng. - HS nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng 2. Kĩ năng - Quan sát tranh hình SGK, nghiên cứu thông tin, phát hiện kiến thức. - Vận dụng lí thuyết vào thực tế: xác định vị trí của tim trong lồng ngực - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 16.1, 16.2, tranh hệ tuần hoàn có thêm phần bạch huyết 14.2 SGK. 2. Chuẩn bị của HS: III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Đông máu là gì ? Nêu cơ chế của quá trình đông máu? - Ở người có mấy nhóm máu? Nêu nguyên tắc truyền máu? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Thi kể tên các thành phần của hệ tuần hoàn máu”. - HS: Chia thành các đội chơi, tiến hành thảo luận. Lần lượt các thành viên của mỗi đội ghi đáp án lên bảng. Đội thắng là đội kể được nhiều bộ phận nhất, trong thời gian ngắn nhất. - GV cho HS lên bảng chỉ trong tranh các thành phần của hệ tuần hoàn máu. Vậy máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì ? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tuần hoàn máu Mục tiêu: HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng. BƯỚC 1: Cá nhân tự nghiên cứu hình 16.1 SGK, trả lời + Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào? + Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào? - HS chỉ và thuyết minh trên tranh phóng to. BƯỚC 2: GV đánh giá kết quả và phải lưu ý HỌC SINH: + Với tim: Nửa phải chứa máu đỏ thẫm (màu xanh trên tranh), nửa trái chứa máu đỏ tươi (màu đỏ trên tranh). + Còn hệ mạch: Không phải màu xanh là tĩnh mạch, màu đỏ là máu động mạch. BƯỚC 3: HS quan sát hình 16.1 lưu ý chiều đi của mũi tên và màu máu trong động mạch, tĩnh mạch. - Trao đổi nhóm và thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh và các nhóm khác nhận xét bổ sung + Trả lời 3 câu hỏi mục SGK tr.51 BƯỚC 4: GV đánh giá kết quả của các nhóm, bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh Hoạt động 2: Lưu thông bạch huyết Mục tiêu: HS nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng BƯỚC 1: HS nghiên cứu hình 16.2 và thông tin trong SGK trang 52 trả lời câu hỏi bằng cách ghi trên hình vẽ. BƯỚC 2: - GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu về hệ bạch huyết + Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? - Hạch bạch huyết như 1 máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ lọt vào cơ thể được giữ lại. Hạch thường tập trung ở cửa vào các tạng, các vùng khớp. + Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ? + Hệ bạch huyết có vai trò gì? - Bạch huyết có thành phần tương tự như huyết tương, không chứa hồng cầu và bạch cầu (chủ yếu là dạng Lim phô). Bạch huyết liên hệ mật thiết với hệ tĩnh mạch của vòng tuần hoàn máu và bổ sung cho nó BƯỚC 3: HS nghiên cứu SGK, trình bày trên hình 16-2 và HS khác nhận xét bổ sung. I. Tuần hoàn máu: a. Cấu tạo hệ tuần hoàn: gồm: Tim và hệ mạch. - Tim : + Có 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ. + Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi. - Hệ mạch: + Động mạch: xuất phát từ tâm thất. + Tĩnh mạch: trở về tâm nhĩ + Mao mạch: nối động mạch và tĩnh mạch. b. Vai trò của hệ tuần hoàn: - Tim: làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy máu. - Hệ mạch: dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim. + Vòng tuần hoàn lớn: Từ TTT → ĐMC → mao mạch cơ quan (TĐC) → TMC → TNP + Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ TTP → đmp → mao mạch phổi (TĐK) → TMP → TNT - Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể nhờ hệ tuần hoàn. II. Lưu thông bạch huyết: a. Cấu tạo hệ bạch huyết: gồm 2 phân hệ: phân hệ lớn và phân hệ nhỏ - Mỗi phân hệ gồm: Mao mạch bạch huyết Mạch bạch huyết Hạch bạch huyết. Ống bạch huyết. b. Vai trò của hệ bạch huyết: - Sự luân chuyển bạch huyết: mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch máu. - Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - HS đọc kết luận chung trong SGK. - GV treo tranh, sơ đồ hệ tuần hoàn máu và bạch huyết, yêu cầu HS trình bày cấu tạo và vai trò của từng hệ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 SGK trang 53. Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - HS đọc mục “Em có biết” sgk/t53, nêu hiểu biết về chứng xơ vữa động mạch và các biện pháp phòng tránh. 4. Dặn dò (1 phút) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “em có biết” - Ôn tập lại cấu tạo của tim và mạch ở động vật. - Kẻ bảng 17.1 trang 54 vào vở. * Rút kinh nghiệm bài học: