Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 14: Đông máu và nguyên tắc truyền máu. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể. - Trình bày được các nguyên tắc truyền máu. 2. Kĩ năng: - Quan sát sơ đồ thí nghiệm tìm kiến thức. - Giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu trong đời sống. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ những người xung quanh. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình SGK trang 48, 49, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của HS: III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu? - Em đã từng tiêm phòng chưa? Nếu có thì tiêm phòng bệnh nào? Em hiểu thế nào về vai trò của vắcxin? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - GV: Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lý hay được xử lý như thế nào? - HS: Liên hệ bản thân trình bày. - GV dẫn vào bài mới. Trong lịch sử phát triển y học, con người đã biết truyền máu, song rất nhiều trường hợp gây tử vong, đó là do khi truyền máu thì máu bị đông lại. Vậy yếu tố nào gây nên sự đông máu và theo cơ chế nào? Ta nghiên cứu ở bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Đông máu - Mục tiêu: HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể. BƯỚC 1: Cơ thể người có khoảng 4 – 5l máu. Nếu bị thương chảy máu và mất khoảng hơn 1/3 lượng máu của cơ thể thì tính mạng sẽ bị nguy hiểm. Thực tế, với những vết thương nhỏ, máu chảy vài phút, chậm dần rồi ngừng hẳn nhờ 1 khối máu đông. + Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu? + Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu? + Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? Đông máu? Ý nghĩa của sự đông máu? + Khi bị chảy máu, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là gì ? + Vì sao máu lưu thông trong mạch không bị đông, hễ ra khỏi mạch là đông ngay? BƯỚC 2: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và sơ đồ trong SGK trang 48 và ghi nhớ kiến thức. BƯỚC 3: HS trả lời - Phải cầm máu ngay đối với vết thương to chảy nhiều máu, vết thương nhỏ máu có thể tự đông Hoạt động 2: Các nguyên tắc truyền máu Mục tiêu: Trình bày được các nguyên tắc truyền máu. BƯỚC 1: HS tự nghiên cứu thí nghiệm của LanStaynơ, hình 15.2 SGK trang 48, 49, trả lời. BƯỚC 2: + Hồng cầu máu người cho có loại kháng nguyên nào? + Huyết tương trong máu người nhận có nhận có loại kháng thể nào? chúng có gây kết dính hồng cầu trong máu người cho hay không? BƯỚC 3: Hoàn thành bài tập “Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu” - HS thảo luận nhóm viết sơ đồ - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung BƯỚC 4: Trả lời câu hỏi mục SGK tr.49 + 50 Khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc nào? + Nêu ý nghĩa của việc truyền máu? - HS trả lời - HS tự rút ra kết luận - GV giới thiệu ngày 7/4 : ngày hiến máu nhân đạo ở VN. I. Đông máu : - Đông máu: là hiện tượng hình thành khối máu đông hàn kín vết thương. - Vai trò: Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu. - Cơ chế: SGK II. Các nguyên tắc truyền máu : 1. Các nhóm máu ở người - Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O . - Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận : A A O O AB AB B B 2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu - Máu đem truyền phải phù hợp với máu người nhận. - Máu đem truyền phải sạch bệnh. - Truyền máu phải từ từ Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. HS đọc phần ghi nhớ SGK Trò chơi ô chữ Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Hãy cho biết: ? Hiến máu có hại cho sức khoẻ không? Vì sao? ? Những ai có thể hiến được máu và những ai không thể hiến máu? ? Ngày nào trong năm được chọn làm ngày “Toàn dân hiến máu nhân đạo”? Nêu hiểu biết của e về chương trình này? Làm thế nào để chương trình này được phổ biến trong cộng đồng? (Ở Việt Nam lấy ngày 7/4 là ngày “Toàn dân hiến máu nhân đạo”) 4. Dặn dò (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “em có biết” Ôn lại kiến thức hệ tuần hoàn ở lớp thú. * Rút kinh nghiệm bài học: