Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 12: Thực hành - Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Bài 12: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. - HS vẽ được tế bào đã quan sát dưới kính hiển vi một cách chính xác. - Biết cách điều khiển sự đóng mở khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào. - Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau. - Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo qui trình trong SGK. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỳ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng làm tiêu bản hiển vi. - Thành thạo các thao tác thực hành. 3. Thái độ: - Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thực hành. - Chấp hành nghiêm túc nội quy thực hành, an toàn trong thực hành. - Say mê khoa học. 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô… - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề… - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2. Kĩ thuật dạy học - Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ - Vật mẫu: cà chua chín, lá thài lài tía ( hoặc một mẫu bất kỳ có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá ). - Hoá chất: Dung dịch KNO3 1M ( hoặc muối ăn 8 % ), nước cất. -Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, giấy thấm, lưỡi dao cạo, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, đĩa pêtri, đèn cồn, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, dao. V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : 1. Ổn định lớp, KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS. 3. Tổ chức dạy học: Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Giới thiệu mục tiêu bài thực hành ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - HS biết cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. - HS vẽ được tế bào đã quan sát dưới kính hiển vi một cách chính xác. -Biết cách điều khiển sự đóng mở khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào. - Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau. - Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo qui trình trong SGK. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức - GV hướng dẫn HS cách tiến hành như hướng dẫn SGK - Giải thích thí nghiệm: - Chia nhóm khoảng 10HS/nhóm - Lưu ý thắc mắc của HS và giảng giải. b) Thu hoạch - Đành giá kết quả của các nhóm và nhắc nhở cả lớp để nguyên thí nghiệm để theo dõi tiếp. - kiểm tra các mẫu TH của nhóm, nếu nhóm nào làm sai yêu cầu làm lại , nhóm làm đúng yêu cầu làm bài thu hoạch theo mẫu trong sách. - HS: Quan sát , nếu có gì thắc mắc hỏi GV. - HS nghiên cứu SGK trang 51 trình bày thí nghiệm. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm.làm giống như hướng dẫn của SGK + làm mẫu của giáo viên + Dựa vào kiến thức đã học, HS giải thích thí nghiệm. - Các nhóm báo cáo kết quả TH theo mẫu SGK. - Trình bày cách làm thí nghiệm. 1. Quan sát hiện tương co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây. +Hiện tương co nguyên sinh là do dung dịch KNO3 đậm đặc hơn dịch tế bào nên nước chui ra ngoài tế bào qua lớp màng nguyên sinh chất. Hiện tượng phản co nguyên sinh là do nồng độ dịch bào đậm đặc đã hút nước từ ngoài vào làm nguyên sinh chất trương phồng trở lại như lúc đầu. 2. Thí nghiệm co nguyên sinh với việc đóng mở khí khổng. - Kết luận: Co nguyên sinh là một hiện tượng quan trọng. Dựa vào đó ta có thể biết tế bào còn sống hay đã chết. - GV hướng dẫn HS cách tiến hành như hướng dẫn SGK - Cách tiến hành: Hướng dẫn học sinh làm giống theo SGK. - HS tiến hành như sgk - Tiến hành quan sát. - Vẽ các tế bào quan sát được dưới kính hiển vi vào vở. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. - GV nhận xét đánh giá giờ học. - GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch như hướng dẫn theo bản: Các bước thí nghiệm Dự đoán kết quả Hiện tượng Giải thích Ghi chi tiết Mô tả hoặc vẽ -Nhắc HS vệ sinh dụng cụ và lớp học. D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề GV : Làm một số mẫu để giúp các em so sánh vì một nhóm làm mẫu không tốt . Cần có tranh vẽ minh hoạ cho HS lúc khí khổng đóng ,mở sau khi đã thu bảng báo cáo 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút) - Học bài và trả lời câu lệnh trong SGK - Đọc trước bài mới.