Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
PHẦN 2: SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO Tuần 4( tiết 4) Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. - Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. - Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. 2. Kỹ năng: Phân tích hình vẽ, tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. 3. Thái độ: Xây dựng niềm tin khoa học về sự sống. 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô… - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề… - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2. Kĩ thuật dạy học - Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ - Tranh Hình 3.1, 3.2 /SGK- Tr 16,17 phóng to, Bảng 3 SGV . -Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Menđêlêep. V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Cho HS quan sát những hình ảnh về người bị bứu cổ, béo phì, người sinh trưởng bình thường , cây bị một số bệnh do thiếu các nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng, học sinh so sánh và giải thích tại sao? -> vào bài ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. - Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. - Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Hoạt động 1: GV treo hình, nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời. ? Dựa vào cơ sở nào để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? GV nêu câu hỏi ? Vì sao nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu? Hoạt động 2 GV chia nhóm học sinh Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện. Nhóm 1 và 2: Câu hỏi : Phân tích cấu trúc liên quan đến đặc tính hóa lí của nước? GV gọi nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm, kết luận. GV dặn HS vẽ hình 3.1 vào tập.Nhóm 3 và 4 : GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề. HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời. HS sinh khác nhận xét, bổ sung. HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung. HS thảo luận nhanh, trả lời. HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV. Tiến hành thảo luận theo sự phân công. Nhóm 1 và 2 thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng. Các nhóm còn lại bổ sung theo yêu cầu của GV. I. Các nguyên tố hóa học: + Nguyên tố đa lượng : chiếm tỉ lệ > 0,01% như C, H, O, N, P, S, … + Nguyên tố vi lượng : chiếm tỉ lệ < 0,01% như Fe, Zn, Cu, I,… Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu. II. Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước: - Cấu tạo : gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. - Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống. 2. Vai trò của nước đối với tế bào : - Nước là thành phần cấu tạo tế bào. - Nước là dung môi hòa tan các chất. - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Câu 1: Cho các ý sau: (1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation. (2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ. (3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. (4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học. (5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống. Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Hiển thị đáp án Đáp án: C Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể. B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng. C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào. D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên. Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 3: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ Đáp án: A Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là A. Liên kết cộng hóa trị B. liên kết hidro C. liên kết ion D. liên kết photphodieste Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)? A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên. B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống. C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử. D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước. Hiển thị đáp án Đáp án: D D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại phải tìm xem ở đó có nước hay không? Lời giải: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì: + Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống: - Nước chiếm từ 70-90% khối lượng cơ thể. - Nước là dung môi hòa tan các chất càn thiết của cơ thể. - Nước là môi trường cho các phản ứng trao đổi chất của cơ thể. - Nước vận chuyển, chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống. + Nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh. E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề - Tìm hiểu về hiện tượng mưa axit ,nguyên nhân ,.tác hại và giải pháp hạn chế viết báo cáo và nộp lại vào tuần sau 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút) - Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.