Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 4-5: Cacbohiđrat và lipit. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 5( tiết 5) BÀI 4 – 5: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohyđrat và lipit, vai trò sinh học của chúng trong tế bào - Nêu được cấu tạo hoá học của prôtêin, vai trò sinh học của chúng trong tế bào 2. Kỹ năng: - Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. - Tư uy phân tích so sánh tổng hợp. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: -Xây dựng niềm tin khoa học về sự sống. - Có nhận thức đúng để có hành động đúng: Tại sao protein lại được xem là cơ sở của sự sống? - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật , thực vật , bảo vệ nguồn gen - Sự đa dạng sinh học - Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô… - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề… - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2. Kĩ thuật dạy học - Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ 4.2 /SGK – Tr 20,21. - Tranh ảnh về các loại thực phẩm, hoa quả có nhiều đường và lipit. - Đường glucôzơ và fructôzơ, đường saccarôzơ, sữa bột không đường, tinh bột sắn dây. - Mô hình cấu trúc bậc 2, bậc 3 của prôtêin. - Sơ đồ axit amin và sự hình thành liên kết peptit. V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức GVcho học sinh quan sát các mẫu vật : dầu ,mỡ ,đường, thịt . Bằng kiến thức thực tế em hãy nhận xét về trạng thái ,mùi vị của các loại thức ăn trên ? - Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào. - Thế nào là nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng? Ví dụ. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào. - Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích? Hs trả lời ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohyđrat và lipit, vai trò sinh học của chúng trong tế bào - Nêu được cấu tạo hoá học của prôtêin, vai trò sinh học của chúng trong tế bào * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Hoạt động 1 GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Cacbôhiđrat là gì ? ? Có mấy loại cacbôhi- đrat ? Kể tên đại diện cho từng loại? GV cho HS xem các mẫu hoa quả chứa nhiều đường, yêu cầu HS quan sát ? Hãy phân biệt các loại đường đa? GV gọi HS trả lời, sau đó nhận xét,kết luận. HS lắng nghe, đánh dấu vào sách. Nhóm 3, 4 tiến hành thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng. Nhóm khác bổ sung. HS nghe câu hỏi, thảo luận nhanh, trả lời. Các HS khác bổ sung I. Cacbôhiđrat: (Đường) 1. Cấu trúc hóa học: Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố : C, H, O. Cacbôhiđrat có 3 loại : + Đường đơn : Hexôzơ (Glucôzơ, Fructôzơ,…) ; Pentôzơ (Ribôzơ,…) + Đường đôi : Saccarôzơ, Galactôzơ, Mantôzơ,… + Đường đa :Tinh bột, Glicôgen, Xenlulôzơ, kitin Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit. Phân tử Xenlulôzơ có cấu tạo mạch thẳng. Tinh bột, Glicôgen có cấu tạo mạch phân nhánh. 2. Chức năng : + Đường đơn : cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào và cơ thể. + Đường đôi : là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. + Đường đa : dự trữ năng lượng, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Câu 1: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa? A. khối lượng của phân tử B. độ tan trong nước C. số loại đơn phân có trong phân tử D. số lượng đơn phân có trong phân tử Hiển thị đáp án Đáp án: D Câu 2: Loại đường cấu tọa nên vỏ tôm, cua được gọi là gì? A. Glucozo B. kitin C. Saccarozo D. Fructozo Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 3: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào? A. Lactozo B. Mantozo C. Xenlulozo D. Saccarozo Hiển thị đáp án Đáp án: C Câu 4: Cho các ý sau: (1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (2) Khi bị thủy phân thu được glucozo (3) Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O (4) Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n (5) Tan trong nước Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit? A. 2. B. 3 C. 4. D. 5 Hiển thị đáp án Đáp án: B D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 1.? Tại sao người già lại không nên ăn nhiều mỡ? ( Vì sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch ). ? Tại sao trẻ em ăn bánh kạo vặt sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng? ( Vì làm cho trẻ biếng ăn dẫn đến không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác ). E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề ? Tại sao người k0 tiêu hoá được xenlulôzơ nhưng vẫn phải ăn nhiều rau xanh hằng ngày? ( Các chất xơ giúp cho quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn, tránh bị bệnh táo bón ) ? Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? (Sẽ đủ các loại axit amin để tổng hợp các loại prrôtêin cần thiết của cơ thể ) 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK. - Đọc trước bài mới. - Đọc mục: “ Em có biết ” - Ôn tập kiến thức ADN ở lớp 9.