Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:Từ láy. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tiếng việt : TỪ LÁY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ. - Nắm được khái niệm từ láy. - Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy. 2. Kĩ năng - Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản; - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. 3. Thái độ - Giáo dục HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, thực hành. - Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy. - Giáo dục ý thức giữ gìn sự giàu đẹp Tiếng Việt cho HS. - Sử dụng từ láy và Tiếng Việt để đạt được mục đích giao tiếp. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy bộ phận, từ láy hoàn toàn. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, gợi mở, thực hành có hướng dẫn. - Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, quy nạp, tích hợp. - Kĩ thuật động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: Có mấy loại từ ghép? Đặc điểm của mỗi loại? Dựa vào kiến thức lớp 6 hãy phân biệt từ láy và từ ghép? - HS suy nghĩ trả lời * Yêu cầu: - Có hai loại từ ghép: (5đ) + Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa. Chính trước, phụ sau. + Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. - Phân biệt (5đ): + Giống: Đều là từ phức (gồm hai tiếng trở lên). + Khác: Từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa. Từ láy: Các tiếng có quan hệ lây âm. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: So sánh 2 từ “xinh đẹp” và “xinh xắn” sau đó trả lời câu hỏi: Hai từ trên thuộc từ loại gì? Nhận xét nghĩa của 2 từ? - Xinh đẹp: 2 tiếng đều có nghĩa -> từ ghép. - Xinh xinh: 1 tiếng có nghĩa, tiếng còn lại giống toàn bộ tiếng kia -> từ láy. GV chuyển ý: Vậy xinh xinh là từ láy gì chúng ta tìm hiểu trong tiết này.... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các loại từ láy *Bước 1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu SGK /41 và Chép các ngữ liệu lên bảng phụ. - GV đặt câu hỏi: Các từ láy "đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu" có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Giống: giữa các tiếng có hiện tượng láy lại các âm thanh. + Khác: ++ Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn. ++ Mếu máo, liêu xiêu: lặp lại phụ âm đầu và phần vần. -> Kết luận: Đăm đăm: từ láy toàn bộ. Mếu máo, liêu xiêu: từ láy bộ phận. * Bước 2: GV yêu cầu: Dựa vào phân tích trên hãy phân loại từ láy và nêu đặc điểm của từng loại ? - HS suy nghĩ trình bày, GV chuẩn KT - GV yêu cầu: Lấy VD về mỗi loại từ láy? GV chia lớp thành 2 nhóm, lấy VD về 2 loại từ láy. - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn sgk-13. Chú ý từ in đậm: bần bật, thăm thẳm. - GV đặt câu hỏi: Vì sao các từ "bần bật", "thăm thẳm" lại không nói được là bật bật, thẳm thẳm? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Rất khó nói, nghe không xuôi tai. ( Giảng : Thực chất 2 từ láy trên là từ láy toàn bộ (bật bật, thẳm thẳm), nhưng để cho dễ nói, dễ nghe, tạo ra sự hài hòa về âm thanh nên những từ láy toàn bộ trên đã bị biến đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (2’) với câu hỏi Hãy tìm 1 số từ láy toàn bộ có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối? - HS suy nghĩ trả lời, GV nêu một số VD: Đo đỏ, nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp, ha hả,... - GV yêu cầu Đọc ghi nhớ / SGK / 42 ( 2 em). - GV Đưa ra các từ sau: (BT5) Mặt mũi, máu mủ, râu ria, rừng rú, no nê, chùa chiền, tươi tốt, ... Các từ trên có phải là từ láy không? Vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT ( Giải thích: đó không phải là từ láy ( dù phụ âm đầu được lặp lại) vì các tiếng có vai trò ngang nhau, đều có nghĩa đó là từ ghép đẳng lập Nhắc nhở HS: phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập.) I. Các loại từ láy 1. Phân tích ngữ liệu - Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn -> láy toàn bộ. - Mếu máo: lặp lại phụ âm đầu. - Liêu xiêu: lặp lại phần vần. -> láy bộ phận. * Có 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghĩa của từ láy * Bước 1: GV chép các VD lên bảng phụ Tìm hiểu nghĩa từ láy Nhóm 1: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu. Nhóm 2: Lí nhí, ti hí, li ti. Nhóm 3: Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh Và trả lời câu hỏi: (1) Các từ ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu đều mô phỏng điều gì? ¬- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Âm thanh của tiếng cười, tiếng khóc, tiếng đồng hồ kêu... Từ tượng thanh (2) Các từ láy trong nhóm thứ 2, thứ 3 có đặc điểm gì chung về âm thanh, về nghĩa? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT * Nhóm 2: Lí nhí, ti hí, li ti: - Về âm thanh: láy lại nguyên âm "i" Nguyên âm có độ mở bé nhất, âm lượng nhỏ nhất. - Về nghĩa: Biểu thị những sự vật có tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh hoặc hình dáng. * Nhóm 3: Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh - Âm thanh: láy lại phụ âm đầu - Nghĩa: biểu thị trạng thái vận động lên xuống, liên tiếp. (3) Trong nhóm này tiếng nào là tiếng gốc có nghĩa? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Tiếng gốc, có nghĩa, đứng sau: nhấp nhô , bồng bềnh, phập phồng các tiếng đứng trước láy lại phụ âm đầu của tiếng gốc Từ láy bộ phận. + mang vần ấp thep công thức: "x + ấp + xy" - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nhóm từ này có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Âm thanh: láy lại phụ âm đầu, mang vần ấp + Nghĩa: biểu thị trạng thái vận động xuống, lên liên tiếp, khi phồng khi xẹp khi nổi khi chìm... * Bước 2: GV yêu cầu Từ phân tích các nhóm từ láy trên, hãy cho biết nghĩa của từ láy tạo thành nhờ yếu tố nào? ¬- GV hỏi: So sánh nghĩa của tiếng gốc và nghĩa của từ láy và trả lời các câu hỏi ( Đưa VD: 2 từ láy, mềm mại, đo đỏ ) (1) Hai từ láy đó thuộc loại từ láy nào? (2) Xác định tiếng gốc có nghĩa của 2 từ láy đó. (3) Giải thích nghĩa của tiếng gốc và nghĩa từ láy đó. - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Xác định loại từ láy + Xác định tiếng gốc + Giải thích nghĩa : Mềm mại chỉ 1 vật dễ biến dạng, biến đổi dưới một tác động nào đó, gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến. Mềm mại có sắc thái biểu cảm hơn so với mềm. Đo đỏ màu như son ( như máu) mang sắc thái nhạt hơn, ở mức độ ít hơn đỏ. - GV tiếp tục yêu cầu: Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc ( tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy so với tiếng gốc sẽ có những sắc thái nào? - HS tự trình bày theo suy nghĩ của cá nhân. - GV đặt câu hỏi: Xác định sắc thái, ý nghĩa của nhóm từ láy (3) (Phập phồng, bệnh tật, nhấp nhô) So với nghĩa của tiếng gốc ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Các từ láy có sắc thái biểu cảm hơn so với tiếng gốc . - GV chốt: Vậy em hiểu như thế nào về nghĩa của từ láy? - HS suy nghĩ trả lời - GV yêu cầu: Đọc ghi nhớ SGK - 42 II. Nghĩa của từ láy 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/42 - Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu mô phỏng âm thanh Từ tượng thanh . - Lí nhí, li ti, ti hí Âm thanh: Láy lại nguyên âm "i" độ mở bé nhất, âm lượng nhỏ. - Nghĩa: Những sự vật, sự việc nhỏ bé, nhỏ nhẹ... - Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh - Âm thanh: láy lại phụ âm đầu - Nghĩa: biểu thị trạng thái vận động xuống, lên liên tiếp, khi phồng khi xẹp khi nổi khi chìm... Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh và sự hoà âm phối thanh giữa các tiếng. - Mềm mại: Sắc thái biểu cảm hơn so với tiếng gốc mềm. - Đo đỏ: Sắc thái nghĩa giảm nhẹ (nhạt hơn ) so với tiếng gốc đỏ. Nghĩa của từ láy có sắc thái riêng so với tiếng gốc. 2. Ghi nhớ (SGK-42) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - GV Yêu cầu HS đọc đoạn văn, tìm các từ láy và xếp vào bảng phân loại. Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét, sửa. * BT1: rèn cho em kĩ năng gì? - > Nhận diện từ láy. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2,3, 5, 6 ở nhà, bài tập 4 làm tại lớp. * BT4: Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhoi, nhỏ nhoi? - GV Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm bàn. - HS thảo luận, đại diện trình bày, mỗi nhóm đặt câu với một từ, nhóm khác nhận xét. GV nhận xét lại và cho điểm. * Phiếu học tập (5’) - GV Yêu cầu HS hoàn thành trong phiếu học tập, thu 10 phiếu chấm và trả sau. - HS Hoàn thành theo yêu cầu, nộp sản phẩm đúng thời gian. III. Luyện tập Bài tập 1 Từ láy toàn bộ: Bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp. Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, nặng nề. Bài tập 4 VD: - Cô ấy có dáng người nhỏ nhắn, trông thật dễ thương. - Cậu đừng nghĩ những chuyện nhỏ nhặt ấy nữa. Bài tập Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên vào lớp 7, có sử dụng từ láy và từ ghép, gạch chân dưới các từ đó. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - GV gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ từ và cấu tạo của từ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm - Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người. - Tìm các từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của đồ vật. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ - Nắm chắc lý thuyết về các loại từ láy và nghĩa từ láy. - Hoàn thành bài tập 2, 3, 5, 6. * Đối với bài mới Chuẩn bị bài “Quá trình tạo lập văn bản, Viết bài tập làm văn số 1”: Nêu các bước tạo lập văn bản?