Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ đồng nghĩa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa. - Phân biệt được các loại từ đồng nghĩa: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Kĩ năng + Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. + Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. + Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. + Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ Ý thức sử dụng từ đồng nghĩa có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm. *Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC. Tích hợp kĩ năng sống - Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa. Tích hợp giáo dục đạo đức: - Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt. 2. Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Quy nạp, hợp tác nhóm, thực hành có hướng dẫn sử dụng từ đồng nghĩa theo những tình huống cụ thể. - Kĩ thuật dạy học: + Đặt câu hỏi, phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với tình huống giao tiếp. + Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng từ đồng nghĩa phù hợp với tình huống giao tiếp. IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? Câu văn sau đây mắc lỗi gì về sử dụng quan hệ từ? “Tôi thích ăn cơm rang, không thích mì”. Yêu cầu: Những lỗi quan hệ từ cần tránh: - Dùng thừa quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. - Thừa quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Câu văn thiếu quan hệ từ liên kết 2 vế. => Chữa lại: Thêm quan hệ từ để nối 2 vế và một số từ ngữ thích hợp “Tôi thích ăn cơm rang nhưng tôi không thích ăn mì". 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV ghi hai câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. - Gv yêu cầu học sinh gạch chân các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau và chỉ ra nét nghĩa của chúng - HS lấy từ nước với quốc, nhà với gia - - GV dẫn dắt: Những từ mà các em vừa phát hiện ra và phân tích chính là từ đồng nghĩa. Vậy từ đồng nghĩa là gì? Có các loại từ đồng nghĩa nào? Chúng ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Thời gian: 25 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm khái niệm từ đồng nghĩa. I. Thế nào là từ đồng nghĩa - GV yêu cầu HS quan sát lại ví dụ phần trên và trả lời: Em hiểu từ đồng nghĩa là từ như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Là những từ có nghĩa tương tự hoặc giống nhau.- - - - - GV treo bảng phụ bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” do Tương Như dịch. - Hs đọc bài + Từ rọi, trông ở trong văn bản này có nghĩa là gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. • Rọi: chiếu sáng, soi sáng. • Trông: nhìn để nhận biết. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông? + Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ gốc ? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức * Khái quát: Những từ trên là từ đồng nghĩa. - GV đặt câu hỏi: Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa ? - GV: Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là ? Nêu: nhìn để nhận biết. Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có các nghĩa sau (bảng chính): -GV đặt câu hỏi: + Tìm những từ đồng nghĩa với nghĩa (2) và (3) của từ trông? + Em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức Từ trông là từ nhiều nghĩa, nên từ trông có thể đồng nghĩa với nhiều dãy từ khác nhau. - GV: Từ việc tìm hiểu trên em thấy một từ nhiều nghĩa có hiện tượng gì đặc biệt? - HS trình bày. - GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. - GV: phân nhóm làm bài tập 1 ( Làm bảng phụ) - HS thảo luận và trả lời - Nhóm 1: + Gan dạ, dũng cảm, kiên cường, gan góc + Nhà thơ: thi sĩ + Mổ xẻ: phẫu thuật - Nhóm 2: + Của cải: tài sản, gia sản + Nước ngoài: ngoại quốc + Chó biển: hải cẩu - Nhóm 3: + Đòi hỏi: yêu cầu + Năm học: niên học, niên khoá + Loài người: nhân loại + Thay mặt: đại diện - GV bổ sung: 3 từ đồng nghĩa trong 2 bài thơ Xa ngắm thác núi Lư và Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều: xuyên, hà, giang = sông. 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK: 113,114) - Từ đồng nghĩa với : + Rọi: chiếu, soi, tỏ + Trông(1): nhìn, ngó, dòm, nghé, liếc, lườm. => Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Từ đồng nghĩa với từ “trông”: (2) Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: -> Trông coi, chăm sóc, coi sóc. (3) Mong -> mong, đợi, hi vọng, trông ngóng, mong đợi. -> Từ trông là từ nhiều nghĩa. => Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. 2. Ghi nhớ (SGK – 114) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm được các loại từ đồng nghĩa II. Các loại từ đồng nghĩa -GV: Treo bảng phụ ví dụ . HS đọc bài. + Giải nghĩa từ quả, trái? + Hai từ trái và quả có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? + Sắc thái ý nghĩa của 2 từ này giống nhau hay khác nhau? + Những từ trên gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn. Vậy từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ như thế nào? - HS Trình bày. - GV khái quát lại. - GV: Treo bảng phụ ví dụ 2 -> Hs đọc bài - GV: Từ bỏ mạng và hy sinh có nghĩa là gì? Có sắc thái ý nghĩa ntn? - HS trả lời: + Bỏ mạng: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vô tích sự, mang sắc thái coi thường, khinh rẻ. + Hi sinh: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vì lí tưởng cao đẹp, vì nghĩa vụ cao cả nên mang sắc thái kính trọng. - GV: Như vậy, nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau? - HS: Trình bày cá nhân. - GV: Khái quát: Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác nhau. - GV: Qua phân tích 2 vdụ hãy cho biết có mấy loại từ đồng nghĩa? - GV: gọi HS đọc ghi nhớ. 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK- 114) * Ví dụ 1 - Quả: trái cây - Trái: quả của cây -> Nghĩa hoàn toàn giống nhau. -> không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. => Từ đồng nghĩa hoàn toàn. * Ví dụ 2 - Giống: cùng nói về cái chết của con người - Khác: + bỏ mạng: mang sắc thái coi thường, khinh rẻ. + hi sinh: mang sắc thái kính trọng. => Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Ghi nhớ: (SGK - 114) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm được cách sử dụng từ đồng nghĩa. III. Sử dụng từ đồng nghĩa - GV treo bảng phụ ví dụ1 và 2. Hs đọc bài - GV : Yêu cầu HS thay thế thử các từ đồng nghĩa “quả và trái”, “bỏ mạng” và “hi sinh” trong các ví dụ ở mục II cho nhau. - GV đặt câu hỏi : + Em có nhận xét gì sau khi thay các từ cho nhau? + Vì sao quả - trái lại thay thế được mà hi sinh - bỏ mạng lại không thay thế được? - HS trả lời . GV chuẩn kiến thức + Vì “quả - trái” là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. + Còn “hi sinh - bỏ mạng” là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau. -GV kết luận : Như vậy, trong một số trường hợp với các từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau, chúng không thể thay thế cho nhau. -GV : Nghĩa của từ chia tay và chia li có gì giống và khác nhau? - HS trả lời . GV chuẩn kiến thức • Giống : rời nhau, mỗi người đi 1 nơi. • Khác nhau: + Nghĩa của từ “chia tay” có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong 1 tương lai gần. + Còn nghĩa của từ “chia li” gợi 1 chia tay lâu dài, không có hi vọng gặp lại nhau. - GV : Ở bài 7, tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay? - HS trả lời . GV chuẩn kiến thức - GV : Vậy, khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lưu ý gì? - GV gọi HS đọc ghi nhớ 1. Khảo sát ngữ liệu: ( SGK -115) * Ví dụ 1 - Quả - trái: thay thế được => sắc thái biểu cảm giống nhau. - Hi sinh - bỏ mạng : không thay thế được => sắc thái biểu cảm không giống nhau. * Ví dụ 2 - Dùng từ “chia li” mà không dùng từ “chia tay” => vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ. 2. Ghi nhớ: ( SGK - 115). HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’) * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) để hoàn thành bài tập 2, 3,4,5 SGK – 107. - HS Xác định yêu cầu bài tập , chia 3 nhóm mỗi nhóm làm 1 bài tập, hết thời gian, các nhóm báo cáo. Nhận xét, đưa ra đáp án như bảng chính. - GV gợi ý: + Tìm từ có gốc ấn - âu đồng nghĩa với các từ đã cho? + Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân? + Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong câu? + Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau? - Cho, tặng, biếu + Cho: người cho vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang người nhận. + Tặng: người trao vật kghông phân biệt ngôi thứ với người nhận; vật đc trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hoặc tỏ lòng yêu mến. + biếu: ng trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng với người nhận và có thái độ kính trọng với người nhận. - Tu, nhấp, nốc: khác nhau về cách thức hoạt động + tu: uống nhiều, uống 1 mạch = cách ngậm vào miệng chai hay vòi, ấm. + nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp đầu môi. + nốc: uống nhiều và hết ngay trong 1 lúc 1 cách thô tục. - GV: giao bài tập về nha: 6,7,8,9 - SGK III. Luyện tập Bài 2 - Máy thu hình - Ra đi ô - Sinh tố - vi ta min - Xe hơi - ô tô - Dương cầm - pi a nô Bài 3 - Ba - thầy - bố - Má- bầm - bu - mẹ - Hùm - beo - hổ - Cầy - chó Bài 4 - đưa -> trao ; - đưa -> tiễn - kêu -> than thở, phàn nàn - nói -> phê bình, trách - Đi -> mất Bài 5 - Ăn, xơi, chén + Ăn : sắc thái bình thường + Xơi : sắc thái lịch sự, xã giao + Chén : sắc thái thân mật, thông tục - Yếu đuối, yếu ớt : + Yếu đuối: sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần + Yếu ớt: Sức lực hoặc tác dụng coi như là không đáng kể - Xinh, đẹp : + xinh : trẻ, nhỏ nhắn, ưa nhìn + đẹp : ý nghĩa chung hơn, cao hơn xinh HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 5 phút . * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. * Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy.... - GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cặp từ đồng nghĩa và chỉ rõ - HS làm việc cá nhân, trao đổi kết quả với bạn cùng nhóm. - GV sửa mẫu một bài. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 5 phút . * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. * Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy.... - GV giao nhiệm vụ: Đọc “Nâng cao ngữ văn 7” -> hiểu rõ hơn vị trí, ý nghĩa từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ - Học, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập Ngữ văn. * Đối với bài mới Chuẩn bị bài: Cách lập ý của văn biểu cảm + Nêu các bước làm văn bản biểu cảm? + Cách lập ý của văn biểu cảm?