Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài tập làm văn số 5. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại cách làm bài văn nghị luận của học sinh. - Củng cố kiến thức về văn học kiến thức văn nghị luận (tập làm văn). 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản, kỹ năng nghị luận bằng lời văn của riêng mình. - Củng cố các kỹ năng về liên kết, bố cục và mạch lạc. Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc viết bài sau tốt hơn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, về quá trình tạo lập văn bản. - Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. 4. Thái độ - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác tích cực trong việc chữa lỗi, đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài -> có kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Chấm bài. + Liệt kê những lỗi của học sinh. - Học sinh: + Xem lại kiến thức đã học, phương pháp làm bài nghị luận. + Lập dàn ý các đề bài theo hướng dẫn của giáo viên. + Đọc lại bài của mình và tự sửa lỗi. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, cá nhân lập một văn bản chính xác... - Kĩ thuật dạy học: + Đặt câu hỏi, phân tích các bài viết của học sinh để rút ra bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. + Động não: Suy nghĩ, phân tích bài viết của học sinh để rút ra những bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới (36’) Trong giờ trả bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bài viết của mình tại sao làm tốt, tại sao chưa tốt để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung HS nhắc lại đề bài - GV treo bảng phụ đề lên. I. Đề kiểm tra 1. Đề bài: có tệp đính kèm 2. Nội dung đề: có tệp đính kèm - GV Nhận xét chung Nhận xét bài viết *Ưu điểm + Phần lí thuyết áp dụng trên cơ sở của lý thuyết đa số các em làm được. + Phần thực hành viết đoạn văn viết đúng quy cách và yêu cầu của liên kết và mạch lạc. + Phần viết bài văn - Chủ đề: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Biết cách triển khai luận điểm, tìm được dẫn chứng và biết cách kết hợp lí lẽ để chứng minh. - Nhiều em biết vận dụng liên kết và mạch lạc trong quá trình tạo lập văn bản. - Một số bài cảm xúc, ý nghĩa. * Nhược điểm - Nhiều HS chưa tách đoạn hợp lí. - Một số HS còn viết tắt trong bài, còn thiên về kể chuyện. - Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt chưa lưu loát. - Sai nhiều lỗi chính tả. II. Nhận xét chung *Ưu điểm *Nhược điểm * Trả bài cho HS, yêu cầu học sinh xem lại bài viết của mình. Trao đổi bài cho nhau để nhận xét. III. Trả bài cho học sinh Chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải để sửa cho HS. *Lỗi chính tả GV yêu cầu HS tự chữa lỗi trong bài. *Lỗi dùng từ *Lỗi diễn đạt GV đọc một số bài làm tốt => Cần rèn ý thức thực hiện tốt phương pháp làm bài IV. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả - miền xuôi - xứng đáng - chuyện gì - trôi qua - lũ lụt - nói chuyện 2. Lỗi dùng từ - Rừng cung cấp oxi cho quá trình hô hấp của con người. - Thiên tai xảy ra thường xuyên. 3. Lỗi diễn đạt - Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. - Chính vì vậy, bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - “Rừng vàng biển bạc”, thật đúng như đúc kết của cha ông chúng ta. 4. Phương pháp làm bài - Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác. - Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học. - Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: V. Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Học bài cũ - Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân. * Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. + Đọc ngữ liệu, dự kiến câu trả lời. + Tham khảo trước phần Luyện tập.