Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: 24/12/2019 Tiết theo PPCT: 76 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp theo) Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm văn bản nghị luận. - Thấy được nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Hiểu được đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. - Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng … khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 4. Thái độ Ý thức được ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận để học tập nghiêm túc hơn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’) - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét phần chuẩn bị của HS. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Trong tiết trước các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận và yêu cầu của văn nghị luận, tiết này các em sẽ luyện tập những kiến thức đã học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp, kĩ thuật : Thảo luận, hoạt độn nhóm, trò chơi - Thời gian : 31p Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II. Luyện tập - GV: Yêu cầu HS đọc bài văn “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”. - HS: Thảo luận nhóm và trình bày Nhóm 1: ? Đây có phải là bài văn nghị luận không? Tại sao? ? Trong bài viết của mình tg đề xuất ý kiến gì? - HS: Thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày Nhóm 2: ? Những dòng văn nào thể hiện ý kiến đó (luận điểm)? - HS: Thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày Thống nhất. + Nhan đề văn bản. + Kết quả thói quen của con người. (Hút thuốc lá…khó sửa). + Biểu hiện của thói quen xấu. (Chẳng hạn … nguy hiểm) + Rèn luyện thói quen tốt. (Tạo được… cho xã hội ?). Nhóm 3: ? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu những lý lẽ và dẫn chứng nào? Nhận xét về lí lẽ , dẫn chứng tác giả đưa ra? - HS: Thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày - GV : Đưa ra đáp án : - Lí lẽ : + Có thói quen tốt và thói quen xấu. + Có người phân biệt được tốt, xấu nhưng thành thói quen khó loại bỏ. + Tạo được thói quen tốt rất khó, nhiễm thói xấu thì dễ. + Vì vậy mỗi người hãy luôn ý thức xem lại mình. - Dẫn chứng : + Thói quen tốt: dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách. + Thói quen xấu: hút thuốc lá, cáu giận. - GV: Bài nghị luận nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao ? - HS: Thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày Bài viết nhắm trúng vấn đề có trong thực tế đời sống xã hội: vấn đề vệ sinh, giữ gìn môi trường sống ... Đó là lối sống tuỳ tiện, tự do... nhất là ở các thành phố, đô thị => nhiều thói quen tốt bị lãng quên, nhiều thói quen xấu nảy sinh và phát triển => Bài viết khơi đúng một vấn đề nhạy cảm và không dễ giải quyết trong một sớm một chiều. - Tán thành, vì: + Đó là những ý kiến đúng đắn, cụ thể. + Khơi dậy cho mỗi người hình thành thói quen tốt. - GV: Liên hệ với bản thân, em có những thói quen tốt và thói quen xấu như thế nào? Bài học? Tự bộc lộ. Bài tập 1 Văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” - Đây là 1 bài văn nghị luận vì bài viết xác lập cho người đọc, người nghe 1 quan điểm, tư tưởng. - Ý kiến của tác giả: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. - Luận điểm : + Nhan đề văn bản. + Kết quả thói quen của con người + Biểu hiện của thói quen xấu. + Rèn luyện thói quen tốt. - Lý lẽ và dẫn chứng: + Vấn đề rèn luyện thói quen tốt trong cuộc sống. + Có 2 loại (tốt và xấu) + Dẫn chứng về thói quen tốt và xấu, khuyên nên rèn luyện. => Lí lẽ, dẫn chứng chính xác, đúng thực tế, có tính thuyết phục cao. - Bài nghị luận giải quyết vấn đề có trong thực tế cuộc sống, có tính phổ biến => có ý nghĩa. - GV: Gọi HS đọc văn bản. - GV: Hướng dẫn HS: Muốn biết đây có phải là văn bản nghị luận không, cần phải trả lời các câu hỏi: + Mục đích của văn bản. + Quan điểm , tư tưởng của văn bản. + Bố cục, cách trình bày diễn đạt. - GV: Lưu ý HS: Nhưng cũng có khi văn bản nghị luận được trình bày một cách gián tiếp; hình ảnh bóng bẩy và kín đáo => nghị luận qua tự sự, miêu tả sẽ học ở lớp 9. Hoạt động nhóm (6 nhóm): tìm hiểu văn bản theo 3 gợi ý trên và cử đại diện trả lời. GV + Lớp nhận xét, chữa hoàn chỉnh. 2 đoạn văn đầu của bài viết là tự sự nhưng cũng nhằm mục đích nghị luận. Văn bản “Hai biển hồ” là văn bản nghị luận vì bài văn kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống của con người. Bài tập 4 - Mục đích của văn bản: dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định một lẽ sống, quan điểm, tư tưởng của người viết: + Con người cần biết sống chan hoà, chia sẻ với mọi mọi người xung quanh. + Chỉ biết giữ cho riêng mình => bất hạnh. - Bố cục, trình bày: + Đoạn 1, 2: kể về 2 biển hồ. + Đoạn 3, 4: dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định 1 chân lí trong cuộc sống qua 2 đoạn văn tự sự trên. => Đây là văn bản nghị luận. - GV: Yêu cầu HS về nhà sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận và chép vào vở BT. Bài tập 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận. - GV: cung cấp cho HS một bài văn nghị luận: “Cổng trường là gì ?” (Hải Đăng – Báo TNTP) … Khi được hỏi, nhóm bạn ở trường Giảng Võ đã cười ầm lên: “Cổng trường là…Cổng trường còn gì nữa”. Bạn Quỳnh Chi (lớp 9A) còn chớp mắt mơ màng mà định nghĩa rằng: “Cổng trường đó là ấn tượng sâu đậm của “ngày đầu tiên đi học” và sẽ là kỉ niệm khó quên khi đã chia tay với mùa hạ cuối cùng”… Nhưng còn một thực tế nữa chắc không ít bạn đã biết: Cổng trường là tụ điểm của “những tâm hồn ăn uống”. Quanh cổng trường, nhất là ở thành phố, thị xã thật hiếm thấy nơi nào lại không có hàng quán gần như chỉ dành riêng cho học trò. Và học trò luôn là “thượng đế” đặc biệt của những hàng quà vặt. Chả thế mà một dạo xung quanh trường học hàng quán đủ loại đua nhau mọc lên, nhất là những trường nằm sâu trong ngõ như là Thống Nhất, Nguyễn Bá Ngọc…(HN) cũng hàng nối hàng, sẵn sàng phục vụ…Trước mỗi giờ ra chơi, các kiểu xe đẩy, xe đạp, gánh hàng tản mát đâu đó lục đục kéo về cổng trường. Chỉ vài phút, sau tiếng trống ra chơi, những tâm hồn ăn uống” đã thập thò bên cánh cổng trường rối rít chia tay, nhao nhao như chim non háu đói. Cái lí sự “có thực mới vực đc đạo” mà Hoàng “trư” cùng nhóm bạn nữ lớp 7H trường Thống Nhất luôn biện hộ đã cũ hoá thành… cùn. Nhìn những viên kẹo xanh đỏ loè loẹt, những miếng “ô mai” đựng trong túi bóng dán cẩu thả, các thữ hoa quả đã để qua ngày… chẳng ai dám đảm bảo là vệ sinh cả, vậy mà lại có sức hấp dẫn kì lạ. Cũng không hiếm những bạn sành ăn toàn xài đồ cao cấp để rồi có bao nhiêu tiền bố mẹ cho đều dốc hết vào hàng quán, rồi nợ nần tùm lum. Nhiều bạn biết hút thuốc, uống rượu, bia tới nghiện ngập cũng từ chốn này… Sau giờ học. Người đi đường thật e ngại mỗi khi qua cổng trường vào giờ tan học. Nếu như các em nhỏ ở bậc Tiểu học xếp hàng ngay ngắn, trật tự đi từ trong ra thì nhiều anh chị ở THCS và THPT có phần tự do, thoải mái hơn. Vừa ra cửa lớp là nhào nhào lấy xe, chen vai thích cánh tiến ra đường, tưởng như vội về lắm nhưng rồi lại thong thả đứng ngay trước cổng trường chờ nhau hoặc còn “tâm sự nốt chỗ dở”… => Văn bản nghị luận nêu quan điểm của tác giả về tác hại của hàng quán và nạn ách tắc giao thông phía ngoài cổng trường.. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Phân biệt văn nghị luận với văn tự sự, miêu tả và biểu cảm? Từ hai văn bản “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” và “Hai biển hồ”, em rút ra bài học gì cho bản thân khi làm văn ngị luận? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV: Trong văn bản Tục ngữ về con người và xã hội có câu: Không thầy đố mày làm nên, lại có câu Học thầy không tày học bạn. Theo em lời khuyên trong hai câu đó có mâu thuẫn hay bổ sung nhau ? Vì sao? - HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung 4. Hướng dẫn HS về nhà * Đối với bài cũ: - Tiếp tục tìm hiểu về văn nghị luận. - Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở những văn bản cụ thể. * Đối với bài mới: Tục ngữ về con người, xã hội. ? Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội ? ? Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội ? ( Đọc sgk và trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản)