Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Công dụng của trạng ngữ. - Cách tách trạng ngữ thành câu riêng. 2. Kĩ năng - Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu. - Tách trạng ngữ thành câu riêng 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề - ra quyết định - Năng lực sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực tự quản bản thân - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu, chuyển đổi câu. - Ra quyết định: lựa chọn cách mở rộng câu, chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu, chuyển đổi câu 4. Thái độ - Giáo dục ý thức tiếp thu, nhận diện, thực hành vận dụng kiến thức để mở rộng thành phần câu. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Về hình thức, ý nghĩa trạng ngữ có đặc điểm gì? Tìm trạng ngữ và xác định ý nghĩa của chúng trong các câu sau: (3.0 đ) a. Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả. b. Rít lên một tiếng ghê gớm, chiếc “Mích” vòng lại. (Nguyễn Đình Thi). c. Mọi ngày, khi con đã ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa. (Lí Lan) d. Con chó nhà tôi chết, bởi ngộ độc thức ăn. e. Mệt mỏi, con trâu dừng lại. * Trả lời: - Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói và một dấu phẩy kih viết. - Đoạn văn: Buổi sáng, bình minh trên biển thật là đẹp. Ngoài xa từng đoàn thuyền nối đuôi nhau trở về bến. Trên bờ, các bà, các chị...Xa xa phía chân trời ... * Đáp án: a. Nhà bên -> chỉ nơi chốn b. Rít lên một tiếng ghê gớm -> cách thức. c. Mọi ngày, khi con đã ngủ -> thời gian. d. bởi ngộ độc thức ăn -> nguyên nhân e. Mệt mỏi -> cách thức. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm mô tả hình ảnh bằng một câu văn (viết rõ không gian hoặc thời gian có liên quan đến bức ảnh) GV lựa chọn 2 ảnh phù hợp - HS thực hiện. GV nhận xét và bổ sung. Đưa ra ví dụ 2 câu văn Năm 1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Mỗi khi đến Tết âm lịch, gia đình em lại quây quần gói bánh chưng. - GV dẫn dắt: Thành phần in đậm trong câu có công dụng như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của trạng ngữ. I. CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ. - GV: Đưa bảng phụ có ngữ liệu sgk. Đọc ngữ liệu a,b trên bảng và trả lời câu hỏi. - GV: Hãy tìm những trạng ngữ trong từng phần trích và cho biết đó là những trạng ngữ đó bổ sung nghĩa gì cho câu? Phần a: - Thường thường, vào khoảng đó (trạng ngữ chỉ thời gian) - Sáng dậy (trạng ngữ chỉ thời gian). - Trên giàn hoa lí (Địa điểm) - Chỉ độ tám chín giờ sáng (trạng ngữ thời gian) - Trên nền trời trong trong (trạng ngữ địa điểm. Phần b: - Về mùa đông (trạng ngữ chỉ thời gian). - GV: Lưu ý: - khoảng sau ngày rằm tháng giêng: không phải trạng ngữ -> bổ ngữ cho động từ “vào”. - trên trời: Bổ ngữ cho động từ “ở” - GV: Các trạng ngữ này đóng vai trò gì trong câu? Làm thành phần phụ của câu. - GV: Như vậy chúng không phải là thành phần bắt buộc của câu. Vậy có nên lược bỏ các trạng ngữ trong các câu trên không? Vì sao? Không nên lược bỏ vì những trạng ngữ đó bổ sung cho câu những thông tin cần thiết làm cho câu miêu tả đầy đủ, thực tế khách quan hơn. Trong nhiều trường hợp nếu không có phần thông tin của trạng ngữ -> câu nói thiếu chính xác, nội dung không đầy đủ gây khó hiểu cho người đọc. - GV: Trong một bài văn nghị luận, trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận? Giúp cho việc sắp xếp các luận cứ theo trình tự nhất định về không gian, thời gian, hoặc các sự việc có quan hệ nguyên nhân - kết quả nghĩa là nối kết các câu, các đoạn với nhau làm cho bài văn, đoạn văn thêm mạch lạc. => GV phân tích: các trạng ngữ trong đoạn văn có nhiệm vụ kết nối các câu trong đoạn văn ... - GV: Từ sự phân tích trên, em rút ra những kết luận gì về công dụng của trạng ngữ? - HS phát biểu => đọc ghi nhớ. * Đưa bài tập: So sánh 2 câu văn sau và nhận xét? + Tôi đi học bằng xe đạp -> bổ ngữ chỉ phương tiện. + Bằng xe đạp, tôi đi học -> trạng ngữ chỉ phương tiện. 1. Phân tích ngữ liệu: Các trạng ngữ: a. + Thường thường, vào khoảng đó -> chỉ thời gian. + Sáng dậy -> chỉ thời gian. + Trên giàn hoa lí (câu 4) -> địa điểm + Chỉ độ tám chín giờ sáng (câu 5) -> thời gian. + Trên nền trời trong trong (câu 5) -> địa điểm. b. Về mùa đông -> thời gian. - Trạng ngữ bổ sung những thông tin cho câu: về thời gian, nơi chốn, xác định hoàn cảnh, điều kiện của sự việc nêu trong câu, làm cho nội dung thông tin của câu chính xác. - Trạng ngữ: Nối kết các câu, các đoạn văn cho mạch lạc. 2. Ghi nhớ: sgkvvvvvvv Hoạt động 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng II. TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG. - GV: Đưa ngữ liệu sgk. - HS: Đọc 2 câu văn. - GV: Câu in đậm trong ví dụ có gì đặc biệt? Xác định thầnh phần trạng ngữ ở câu 1? Trạng ngữ: để tự hào với tiếng nói của mình. - GV: Câu in đậm và trạng ngữ của câu 1 có quan hệ với nhau không? - đều là thành phần trạng ngữ cho nòng cốt câu. - GV: Vậy trạng ngữ : Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó, được tách thành câu riêng có tác dụng gì? - Nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ 2. - Tạo nhịp điệu cho câu văn - Có giá trị tu từ * Đưa ví dụ: a. Vì ốm mệt, Nam không ăn gì cả, đã 2 ngày rồi. b. Bằng giọng chân tình, chị nói với tôi. - GV: Theo em, trong hai ví dụ trên VD nào có thể tách trạng ngữ thành 1 câu riêng? Vì sao? - có thể tách câu a -> tác dụng nhấn mạnh thời gian Nam không ăn. (Vì ốm mệt, Nam không ăn gì cả. Đã 2 ngày rồi.) - Không nên tách câu b vì: nếu tách nòng cốt câu không rõ nghĩa. - GV: Vậy qua 2 ví dụ, theo em khi nào thì tách trạng ngữ riêng thành câu? Tóm tắt nội dung bài học - H đọc ghi nhớ 2/47? * Giảng: Không phải trong trường hợp nào trạng ngữ cũng được tách thành câu riêng biệt. Hãy xét hai câu sau: a. Qua cái băng giấy (.) Kha bỗng nhìn thấy Lí bên đường. b. Con chó đã chết (.) Vì bị bỏ đói. => Câu a: Không thể tách trạng ngữ vì làm cho câu không rõ nghĩa. Câu b: Có thể tách trạng ngữ thành câu riêng. 1. Phân tích ngữ liệu: 2 câu văn sgk. - Câu 1: TN - để tự hào với tiếng nói của mình. -> XĐ mục đích của sự việc nói trong câu. - Câu 2: Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. -> xác định mục đích của sự việc nói trong câu 1. - Trạng ngữ được tách thành câu riêng => để nhấn mạnh ý hoặc chuyển ý hoặc thể hiện tình huống cảm xúc nhất định. - Trạng ngữ đứng ở cuối câu thường được tách thành câu riêng. 2. Ghi nhớ 2: (SGK- 47) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV: Nêu công dụng của trạng ngữ? Thảo luận theo nhóm, nêu kết quả -> nhận xét, bổ sung. * Gợi ý: Trước hết phải tìm trạng ngữ sau đó mới nêu công dụng của nó. Hai đoạn trích đều thuộc văn nghị luận. -> cần đọc kĩ để xác định luận điểm, luận cứ sau đó mới tìm hiểu công dụng của trạng ngữ trong việc lập luận của tác giả đoạn trích - GV: Mục đích bài 1? Nhận xét về vai trò của trạng ngữ trong việc thể hiện trình tự lập luận ở 1 văn bản nghị luận nhất định. * Chia hs thành các nhóm thảo luận trả lời Đọc, xác định yêu cầu: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng? Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành? - GV (b): Nếu không tách trạng ngữ thành câu riêng, thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở trạng ngữ lấn át (bởi ở vị trí cuối câu, trạng ngữ có ưu thế được nhấn mạnh về thông tin). * Yêu cầu viết đoạn văn có trạng ngữ với chủ đề: Suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. * Hướng dẫn hs: đọc lại 2 bài văn: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt và Tiếng Việt giàu và đẹp (sgk trang 38) để có thêm hiểu bết về Tiếng Việt. Khi tạo đoạn em có thể dùng câu có trạng ngữ chỉ phương diện để nói về từng mặt của Tiếng Việt, hoặc dùng trạng ngữ cách thức nói lên niềm tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. - GV: Bài 3 rèn cho em kĩ năng gì? Viết đoạn văn có sử dụng trang ngữ, cách dùng trạng ngữ. II. Luyện tập 1. Bài tập 1: (SGK- 47) Xác định trạng ngữ và nêu công dụng. a. ở loại bài thứ nhất ở loại bài thứ hai => Trạng ngữ chỉ nơi chốn, nhấn mạnh đặc điểm, phong cách của từng loại bài trong thơ Hồ Chí Minh. b. - Lần đầu tiên chập chững biết đi. - Lần đầu tiên tập bơi - Lần đầu tiên chơi bóng bàn - Lúc còn học phổ thông => Trạng ngữ chỉ thời gian, nhấn mạnh vào thời điểm mà người viết muốn đưa ra với bạn đọc. 2. Bài tập 2: (SGK- 47, 48) a. Bố cháu đã hi sinh. Năm 72. - Tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hi sinh (Năm 72) b. Bốn người lính đều cúi đầu, tóc roã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn. - Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự việc được nói tới trong bộ phận trạng ngữ là những sự việc diễn ra đồng thời, cùng lúc với những hoạt động diễn ra trong bộ phận chính của câu (đứng trước) 3. Bài tập 3: (SGK- 48) Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p GV yêu cầu: Đặt mỗi câu có một trạng ngữ sau: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện và cách thức? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Sưu tầm những câu thơ có trạng ngữ 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập ngữ văn. - Vận dụng trong diễn đạt. - Xác định các câu có thành phần trạng ngữ trong 1 đoạn văn đã học và nhận xét về tác dụng của các thành phần trạng ngữ. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: “Cách làm bài văn lập luận chứng minh” - Tìm hiểu đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận. - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.