Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Đọc thêm Văn bản: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được một cách sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai. - Hiểu được những đặc điểm của TV. - Thấy được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn. 2. Kỹ năng - Đọc, hiểu một văn bản nghị luận. - Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bàyluận điểm trong văn bản. - Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản. 3. Định hướng phát triển năng lực - Tự nhận thức và xác định được giá trị và vẻ đẹp của tiếng Việt. - Làm chủ bản thân và ra quyết định: Sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong giao tiếp; Kĩ năng giao tiếp, KN hợp tác, KN lắng nghe tích cực, KN sáng tạo: trao đổi trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị và vẻ đẹp của tiếng Việt 4. Thái độ - Hiểu được những giá trị về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả. *Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Giữ gìn truyền thống văn hoá qua quan điểm của Bác: giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cũng chính là giữ gìn truyền thống dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - SGK, SGV, Chuẩn KTKN; máy chiếu; tài liệu tham khảo: Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về văn nghệ (Hà Minh Đức, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật). 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Phương pháp dạy học - Đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, phân tích - Học theo nhóm: Thảo luận, trao đổi phân tích những biểu hiện về sự đẹp giàu của TV; Những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lí lẽ dẫn chứng có sức thuyết phục và toàn diện. - Kĩ thuật động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về giá trị, sức mạnh của TV. - KT thảo luận nhóm, trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra 15 phút) Câu 1: Hãy chép thuộc lòng đoạn văn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước… dân tộc anh hùng” và cho biết: Bài văn được viết trong thời kì nào? Nội dung chính của bài văn là gì?(5 điểm) Yêu cầu: -Chép thuộc đúng đủ. (2 điểm) -Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trong sự nghiệp xây dựng đất nước. (3 điểm) 3. Bài mới (24 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - Giáo viên cho học sinh nghe bài hát" Thương ca tiếng Việt" và dẫn dắt vào bài mới - GV đặt vấn đề vào bài mới: Tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ của chúng ta là một ngôn ngữ giàu và đẹp. Đã có nhiều bài văn, nhiều ý kiến nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Một trong những bài viết ấy là của giáo sư Đặng Thai Mai. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài viết hấp dẫn và lí thú này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Đặng Thai Mai? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Quê ở Nghệ An, là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hoá, xã hội nổi có uy tín được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). - GV: Hãy nêu xuất xứ của văn bản? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức Tên bài do người biên soạn sách đặt, được trích ở phần đầu bài viết “Nghiên cứu tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” (in năm 1967). - GV: Có thể xếp văn bản này vào kiểu văn bản nào? Tại sao em lại xác định như vậy? HS: Văn bản nghị luận chứng minh vì bài văn chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Đặng Thai Mai (1902-1984) - Là nhà giáo, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động xã hội có uy tín, năm 1996 được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm - Được trích từ phần đầu bài viết: “Nghiên cứu tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”(1967)-Tuyển tập ĐTM tập II - Kiểu văn bản: nghị luận chứng minh. - GV: Theo em cần đọc văn bản với giọng đọc như thế nào? HS : đọc rõ ràng, mạch lạc - GV bổ sung: Cần nhấn mạnh những câu in nghiêng ở cuối văn bản -> là những câu kết luận có tính chất khẳng định - Gọi HS đọc - GV đọc mẫu một đoạn - Lắng nghe để sửa lỗi cho HS nếu có - GV hỏi chú thích 1, 2, 4? - GV: Hãy tìm và nêu luận điểm chính của bài văn? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - HS: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” - GV: Luận điểm ấy được triển khai theo bố cục như thế nào? Nêu ý chính của từng phần? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức HS: 2 phần: - Phần 1: Từ đầu… thời kì lịch sử: Nêu nhận định về tiếng Việt, giải thích vấn đề nêu ra. - Phần 2: Còn lại: Chứng minh cái đẹp, cái hay của tiếng Việt ở các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. II. Đọc- tìm hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích 2. Thể loại, bố cục: 2 phần - Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và giải thích nhận định. - Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Đó là chứng cứ về sức sống của tiếng Việt. - GV: HS quan sát phần 1 của văn bản, thảo luận nhóm bàn về trình tự lập luận của đoạn văn này? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Câu 1, 2: Dẫn dắt người đọc đi vào vấn đề. Câu 3: Đưa ra luận điểm chính (luận điểm xuất phát) Câu 4, 5: Giải thích ngắn gọn, rõ ràng, khúc chiết về hai đặc điểm hay và đẹp của tiếng Việt. - GV: Tác giả đã nói đến vẻ đẹp của tiếng Việt ở những phương diện nào? - GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn mở đầu này? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Mạch lạc, ngắn gọn (dẫn vào đề bằng 2 câu, nêu luận điểm bằng 1 câu, mở rộng, giải thích tổng quát bằng 2 câu). Cách lập luận ấy thể hiện tầm văn hoá uyên bác của tác giả 3. Phân tích 3.1 Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt: - Tiếng Việt đẹp và hay. + Về ngữ âm: hài hoà + Về ngữ pháp: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. + Nội dung tư tưởng: thể hiện chính xác tình cảm của con người Việt Nam. =>Cách lập luận mạch lạc, ngắn gọn, chặt chẽ, rõ ràng - HS Theo dõi tiếp đoạn còn lại của văn bản. - GV: Để làm rõ luận điểm chính, tác giả đã đưa những luận điểm phụ nào? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp. - Tiếng Việt là một thứ tiếng hay. Yêu cầu: Hãy theo dõi đoạn “… Tiếng Việt… trầm bổng” - GV: Đoạn văn triển khai nội dung gì? - GV: Tác giả đã chứng minh cho luận điểm này bằng những dẫn chứng nào? Những dẫn chứng ấy được rút ra từ đâu? HS: - ý kiến nhận xét của nhiều người ngoại quốc khi sang thăm nước ta. - Lời nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài rất am hiểu tiếng Việt =>Dẫn chứng được rút ra từ thực tế cuộc sống, dẫn chứng khách quan, tiêu biểu (Vì nếu để người Việt Nam khen tiếng Việt thì sẽ bị xem là “Mèo khen mèo dài đuôi”). - GV: Tiếp theo, tác giả đã chứng minh, giải thích vẻ đẹp của tiếng Việt trên những phương diện nào? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu, uyển chuyển câu đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp từ vựng, dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ… - GV: Kết thúc phần chứng minh cho cái đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra lời bình như thế nào? HS: “Tiếng Việt có thể kể vào thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”. Âm giai: Những thang bậc âm thanh gồm những nốt nhạc liền nhau được sắp xếp theo quy tắc nhất định (… Đồ, rê, mi, pha, son, la…). ->Đây là lời bình hay, chính xác. - GV: Hãy nêu một vài dẫn chứng trong thơ văn, tục ngữ mà em đã học để minh hoạ thêm cho lời bình của tác giả. HS: Thảo luận nhóm: (2 bàn) – 3 phút - Tiếng Việt giàu chất nhạc: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu... (Chinh phụ ngâm) - Tiếng Việt rành mạch trong lối nói, trong tục ngữ: + Người sống, đống vàng. + Một mặt người bằng mười mặt của... - GV: Theo dõi tiếp phần còn lại của văn bản. Cho biết: Đoạn văn trình bày luận điểm nhỏ nào. - GV: Luận điểm đó của tác giả được khẳng định dựa trên những cơ sở nào? - GV: Dựa trên những chứng cứ nào để tác giả xác nhận các khả năng đó của tiếng Việt? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức + Phong phú, dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt. + Số lượng từ vựng ngày một tăng lên. + Ngữ pháp ngày càng uyển chuyển, chính xác hơn. - GV: Hãy tìm những từ ngữ mới để diễn tả những khái niệm mới? HS: Maketting, in-tơ-net, đối tác, hội thảo… - GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong hai đoạn văn chứng minh cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức *GV: Nói thêm: Tuy nhiên đây là một bài viết mang văn phong khoa học nên không có những ví dụ cụ thể. - GV: Đẹp và hay là hai phẩm chất của tiếng Việt. Vậy theo em phẩm chất nào thuộc về hình thức, phẩm chất nào thuộc về nội dung? HS: Đẹp => hình thức, hay => nội dung. - GV: Hai phẩm chất ấy có mối quan hệ với nhau như thế nào? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Gắn bó chặt chẽ. Bởi cái đẹp của một thứ tiếng thường phản ánh cái hay của thứ tiếng đó… 3.2. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt: *Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp: + Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. + Giàu thanh điệu + Cú pháp + Từ vựng… =>Tiếng Việt giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. *Tiếng Việt giàu (Cái hay của tiếng Việt) - Thoả mãn nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người. - Thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá xã hội. =>Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng (giữa những dẫn chứng mang tính khoa học với dẫn chứng trong thực tế đời sống) để thuyết phục người đọc. - Đẹp và hay là hai phẩm chất của tiếng Việt có gắn bó chặt chẽ . - GV: Bài văn mang đến cho em những hiểu biết sâu sắc nào về tiếng Việt? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV: Bài viết mang lại cho ta ý nghĩa gì? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV: Nghệ thuật lập luận của bài văn có gì nổi bật? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận. - Lập luận chặt chẽ: Từ nêu nhận định -> giải thích mở rộng nhận định ->dùng luận cứ để chứng minh. - Dẫn chứng toàn diện, chính xác, sử dụng hình thức mở rộng câu. - HS đọc ghi nhớ T.37 4. Tổng kết: 4.1. Nghệ thuật - Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ,dẫn chứng,lập luận theo kiểu diễn dịch-phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện. - Lựa chọn,sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt:sử dụng từ ngữ sắc sảo,cách đặt câu có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận. 4.2. Nội dung-ý nghĩa văn bản *Nội dung - Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện… - Sự phát triển của tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo…chứng tỏ sức sống dồi dào dân tộc. *Ý nghĩa - Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam. - Trách nhiệm giữ gìn,phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam. 4.3. Ghi nhớ: SGK/37 C. Luyện tập HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV hệ thống lại bài giảng, nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài học. - GV: Qua bài viết, em hiểu gì về tình cảm, thái độ của tác giả đối với tiếng Việt? - Tự hào, yêu mến, tin tưởng ở sự tồn tại, phát triển của tiếng Việt. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (2 phút) *Đối với bài cũ - Học ghi nhớ và một đoạn văn mà em thích. - So sánh cách sắp xếp lí lẽ,chứng cứ của văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt với văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. *Đối với bài mới Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu + Tìm hiểu một số TN thường gặp. + Vị trí của TN trong câu.